Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Những dự án trọng điểm dự kiến triển khai trong thời gian tới tại Hải Phòng bao gồm: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng, bến tàu Lạch Huyện, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi…
Trong đó, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng đầu tư dự kiến khoảng 11 tỷ USD. Đường sắt có chiều dài khoảng 380km, đường đôi, khổ 1.435mm. Trong đó, đoạn Hà Nội - Hải Phòng đầu tư trước năm 2030, đoạn Hà Nội - Lào Cai đầu tư sau năm 2030.
Hiện, Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, dự kiến tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 11 tỷ USD, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2025, phấn đầu khởi công năm 2027.
Còn cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng có chiều dài khoảng 109km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.
Đến nay, cơ bản các đoạn tuyến trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng được giao địa phương làm cơ quan chủ quản/cơ quan có thẩm quyền và đang thực hiện đầu tư.
Chỉ còn lại khoảng 6km trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa được triển khai. Đoạn tuyến 6km này đã được lập Báo cáo chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực nên chưa thể bố trí vốn để đầu tư đoạn tuyến này trong giai đoạn 2021 - 2025.
Đối với dự án cải tạo, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cát Bi, dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 với công suất 5 triệu hành khách/năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 2.405 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã phê duyệt dự án đầu tư tháng 8/2023. Tiến độ thực hiện dự kiến khoảng 18 tháng kể từ khi bàn giao mặt bằng thi công.
Hiện, Bộ đang tiếp tục chuẩn bị đầu tư một số dự án tại CHKQT Cát Bi như: Xây dựng nhà ga hành khách T2; xây dựng nhà ga hàng hóa; mở rộng sân đỗ máy bay - giai đoạn 2. Đến nay, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đã có đường bay quốc tế đến Seoul, Bangkok (Thái Lan), Quảng Đông (Trung Quốc); các đường bay nội địa đến Đà Lạt, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, các dự án nâng cấp các tuyến đường thủy chính cũng được ưu tiên đầu tư nhằm cải thiện năng lực vận tải, phục vụ lưu thông hàng hóa khối lượng lớn, giảm thiểu tắc nghẽn, giảm tải cho hệ thống đường bộ, phát triển kinh tế vùng và liên vùng.
Đáng chú ý là bến cảng container Lạch Huyện. Đến nay, khu bến cảng container Lạch Huyện đã và đang được đầu tư 8 bến. Cụ thể, đã khai thác 2 bến khởi động (bến số 1, số 2) từ năm 2018 và đang thi công xây dựng 4 bến (bến số 3, số 4 và số 5, số 6).
Cùng đó, tại khu vực đang triển khai thủ tục thi công 2 bến (bến số 7, số 8). Các bến cảng từ bến số 3-8 sẽ lần lượt đưa vào khai thác từ năm 2024-2027.
Như vậy, khu bến container Lạch Huyện đến năm 2027 sẽ có 8 bến (từ bến 1-8) với tổng chiều dài 3.300m và năng lực thông qua hàng container đạt 6 triệu Teu, phù hợp lộ trình quy hoạch được duyệt, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa hiện nay và trong thời gian tới tại khu vực.
Cho đến nay, mạng lưới giao thông giữa Hải Phòng với các tỉnh lân cận được mở rộng đã tạo điều kiện cho việc liên kết, hợp tác và kết nối vùng cùng tăng tốc, phát triển. Với quyết tâm cao, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, Hải Phòng đã và đang hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới theo đúng tinh thần Nghị quyết 45-NQ/TW đã đề ra.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.