Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đối với Luật Xây dựng, HoREA có 7 kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể, HoREA kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 78 Luật Xây dựng 2014 theo hướng phân cấp và giao quyền cho UBND cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật) và cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn có chiều cao tối đa không quá 120m (khoảng 35 tầng), trừ trường hợp UBND cấp tỉnh có yêu cầu thì Bộ Xây dựng thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng và miễn cấp giấy phép xây dựng đối với công trình này.
Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 89 theo hướng bổ sung đối tượng được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm: "Công trình xây dựng thuộc dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt và đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng; công trình xây dựng nhà ở đơn lẻ của cá nhân, hộ gia đình tại các khu vực đô thị đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt" nhằm góp phần giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với một số công trình quy mô nhỏ, đơn giản hoặc đã được nhà nước kiểm soát về quy hoạch, thiết kế xây dựng
Bên cạnh đó, hiệp hội đề nghị sửa đổi khoản 4 Điều 89 theo hướng "không giới hạn cấp công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế cơ sở được thẩm định", nhằm cải cách thủ tục cấp giấy phép xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư.
Hiệp hội đề nghị bỏ thêm khoản 1 và bổ sung vào khoản 2 Điều 103 "quy định giao UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1 (có chiều cao tối đa không quá 120m), trừ trường hợp UBND cấp tỉnh có yêu cầu thì Bộ Xây dựng thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng đối với công trình này", nhằm tăng quyền chủ động, nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, công trình cấp 1 có chiều cao tối đa không quá 120m.
Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng theo hướng tích hợp quy trình, thủ tục hành chính về cấp Giấy phép xây dựng bao gồm trong đó cả quy trình, thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, thẩm duyệt cao độ tĩnh không.
Ngoài ra, hiệp hội đề nghị bãi bỏ thủ tục cấp "Giấy phép quy hoạch xây dựng" theo khoản 1 Điều 47 Luật Xây dựng 2014 vì không cần thiết, và làm tăng thêm thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.
Song với với đó là đề nghị bổ sung vào Điều 162 và Điều 163 nội dung quy định trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND cấp tỉnh về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình.
Hướng thay đổi là làm rõ trách nhiệm của Bộ Xây dựng là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình; các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình chuyên ngành; UBND cấp tỉnh quản lý công trình xây dựng tại địa phương, nhằm đảm bảo sự phù hợp, đồng bộ với pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và làm rõ trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND cấp tỉnh về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình.
Đối với Luật Nhà ở 2014, HoREA đề nghị sửa đổi, thay thế từ "đất ở" tại khoản 1 và khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở, thành từ "đất" hoặc cụm từ "đất ở và các loại đất khác”.
Cụ thể, "1. Sử dụng diện tích đất (hoặc "đất ở và các loại đất khác") thuộc quyền sử dụng hợp pháp để xây dựng nhà ở thương mại"; "4. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hoặc "đất ở và các loại đất khác") theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại".
Việc sửa đổi này là để phù hợp với khoản (1.b) điều 169 Luật Đất đai 2013 nhằm đảm bảo tính thống nhất của Luật Nhà ở với Luật Đất đai, góp phần giải quyết ách tắc trong việc chấp thuận chủ đầu tư dự án bất động sản hiện nay.
HoREA cũng đề nghị bổ sung Khoản (1.d) mới tại Điều 114 Luật Nhà ở 2014: "d) UBND cấp tỉnh được áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư đối với các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ đang trong tình trạng hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng (cấp C) và nhà chung cư đang trong tình trạng hư hỏng nặng, nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ trong thời gian ngắn (cấp D)", để xử lý kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Hiệp hội đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 110 Luật Nhà ở 2014 theo hươgs: "Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng được tối thiểu 70% các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua hội nghị nhà chung cư; quyền lợi của tất cả chủ sở hữu nhà chung cư bị phá dỡ để xây dựng lại được đảm bảo như nhau", nhằm để giúp cho công tác phá dỡ chung cư cũ, xây dựng lại chung cư mới kết hợp với chỉnh trang đô thị được tiến hành thuận lợi hơn.
Hiệp hội đề nghị bổ sung "Chỉ tiêu quy hoạch về dân số" vào Nghị định 101/2015/NĐ-CP theo hướng tạo điều kiện cho nhà đầu tư dự án xây dựng lại chung cư cũ, thực hiện tái định cư tại chỗ, có thể thu hồi vốn và có lãi hợp lý.
Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 98 Luật Nhà ở theo hướng: Bãi bỏ quy định phân hạng nhà chung cư vì không cần thiết; Quy định tiêu chí chung cư cao cấp, chung cư hạng sang, căn hộ cao cấp, căn hộ hạng sang, siêu sang kèm với việc sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài đối với các dự án nhà ở hình thành trong tương lai để khắc phục tình trạng "loạn" danh xưng chung cư cao cấp, chung cư hạng sang, căn hộ cao cấp, căn hộ hạng sang, siêu sang hiện nay.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét lại Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở để hạn chế phát triển kiểu "chung cư mini", "chung cư hộp diêm" làm tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, làm cản trở công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị. Hiệp hội đề nghị loại nhà ở đơn lẻ có nhiều phòng này chỉ nên được dùng để cho thuê.
Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản (1.b) và khoản (1.c) Điều 159 của Luật Nhà ở 2014 theo hướng không khống chế tỷ lệ tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, hoặc không quá hai trăm năm mươi (250) căn nhà trong đơn vị hành chính cấp phường; và giao quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tùy theo yêu cầu và tình hình thực tiễn của địa phương.
Đối với Luật Kinh doanh bất động sản, HoREA đề nghị bổ sung "khoản mới" vào Điều 5 luật này quy định "Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh" để bổ sung "Căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (condotel), nhà phố, biệt thự trong khu du lịch nghỉ dưỡng" là loại bất động sản (có sẵn hoặc hình thành trong tương lai) được đưa vào kinh doanh.
Hiệp hội đề nghị bổ sung loại hình "căn hộ condotel" vào Điều 54 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về "quyền kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai" để điều chỉnh hoạt động kinh doanh condotel hiện nay, đồng thời quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án condotel phải có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện đúng cam kết trả lợi nhuận cho nhà đầu tư thứ cấp và người mua condotel.
Với Luật Quy hoạch, HoREA đề nghị bãi bỏ thủ tục cấp "Giấy phép quy hoạch xây dựng" theo khoản 1 Điều 47 Luật Xây dựng 2014 vì không cần thiết và làm tăng thêm thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp
Bên cạnh đó, hiệp hội đề nghị sửa đổi Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng nhằm nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch chi tiết phân khu tỷ lệ 1/2000, đảm bảo tính liên thông, kết nối, đồng bộ, không bị chia cắt bởi ranh giới hành chính quận, huyện, phường, xã; đảm bảo truy cập thông tin quy hoạch bằng thiết bị thông minh; đề nghị đẩy mạnh công tác lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thiết kế đô thị để làm cơ sở miễn cấp Giấy phép xây dựng đối với nhà riêng lẻ tại các đô thị.
Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi Luật Quy hoạch đô thị nhằm đảm bảo chất lượng và tính minh bạch trong công tác điều chỉnh quy hoạch chi tiết phân khu tỷ lệ 1/2000 trong quá trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của các dự án kinh doanh, để khắc phục hiện tượng cơ quan nhà nước chấp thuận "khá dễ dãi" theo đề xuất của chủ đầu tư.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.