'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 70/TB-VPCP ngày 25/5/2020 thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp cho ý kiến về kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực tại Thông báo số 07/TB-VPCP ngày 5/1/2019 về kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP. Hà Nội giai đoạn 2003-2016.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện Thông báo số 07/TB-VPCP cho thấy, đa số nội dung chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực đã được Thanh tra Chính phủ kiểm tra làm rõ. Tuy nhiên, còn một số nội dung chưa được Thanh tra Chính phủ báo cáo theo chỉ đạo và một số nội dung mà các bộ, ngành đề nghị Thanh tra Chính phủ tiếp tục bổ sung làm rõ.
Thanh tra Chính phủ cũng được giao chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. Hà Nội xem xét, quyết định xử lý nội dung liên quan đến số tiền 42,4 tỷ đồng khi Công ty Cổ phần Thiên Thành An thực hiện gói thầu 04/BRT-TB (BRT CP08) - hợp phần I, xe buýt nhanh BRT; trường hợp có vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Một thông tin đáng lưu ý khác tại Thông báo số 70/TB-VPCP là việc UBND TP. Hà Nội được yêu cầu khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực tại Thông báo số 07/TB-VPCP về việc phối hợp Bộ Xây dựng, UBND TP. Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kiểm tra, làm rõ việc chủ đầu tư xây dựng các dự án không theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề xuất biện pháp xử lý theo quy định. Các cơ quan, đơn vị nói trên phải gửi kết quả thực hiện về Thanh tra Chính phủ trong tháng 6/2020 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cần phải nói thêm rằng, sau hơn 18 tháng tiến hành, vào đầu tháng 9/2019, Tổng thanh tra Chính phủ đã hoàn tất kết luận thanh tra số 1468/KL-TTCP thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP. Hà Nội giai đoạn 2003-2016.
Với 64 trang nội dung, 10 trang phụ lục, đây là một trong những kết luận thanh tra liên quan các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh triển khai công phu, diện bao quát lớn nhất từ trước đến nay trong phạm vi TP. Hà Nội.
Theo ghi nhận của Thanh tra Chính phủ, tính đến hết năm 2016, trên địa bàn TP. Hà Nội có 69 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 180 ha được triển khai. Tuyệt đại đa số các dự án này là chuyển đổi từ đất sản xuất, nhà xưởng, trụ sở sang mục đích đất ở, văn phòng và trung tâm thương mại.
Vì một số lý do, Thanh tra Chính phủ chỉ thanh tra trực tiếp 38 dự án chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh tốt, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành như Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hà Đông, Cầu Giấy, Tây Hồ.
Ngoại trừ một số rất ít dự án được triển khai suôn sẻ, có tổng cộng 36 dự án được Thanh tra Chính phủ xác định là có sai phạm, trong đó tập trung ở các lỗi: sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất (32 lượt dự án); vi phạm quy hoạch xây dựng (20 lượt dự án); nợ tiền sử dụng đất, tiền chậm nộp (8 dự án). Thanh tra Chính phủ xác định, tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra tại các dự án chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh lên tới 3.974 tỷ đồng.
Tại Thông báo số 07/TB-VPCP được ban hành cách đây 1 năm rưỡi, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Thanh tra Chính phủ phối hợp các bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; UBND TP. Hà Nội thanh tra, làm rõ trong số 38 dự án thanh tra trực tiếp có bao nhiêu dự án thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định liên quan.
Đối với nội dung này, Phó thủ tướng yêu cầu làm rõ 4 câu hỏi: việc chuyển nhượng, nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có vị trí đắc địa sang mục đích khác có đúng quy định không? Các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất, quyền cho thuê đất có được thực hiện theo đúng quy định không? Việc chuyển mục đích sử dụng (nếu có) có đúng quy định không? Việc xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất? Đồng thời, Thanh tra Chính phủ sẽ phải kiến nghị biện pháp xử lý cụ thể đối với các vi phạm (nếu có).
Trong Thông báo số 07/TB-VPCP, Phó thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ bổ sung, hoàn thiện kết luận số 1468, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2019. Điều này cho thấy, các cơ quan liên quan vẫn đang để khê đọng nhiều nội dung quan trọng theo yêu cầu của Phó thủ tướng.
Được biết, ngoài 38 dự án liên quan vấn đề sử dụng đất, cũng tại tại đợt thanh tra này, Thanh tra Chính phủ còn đưa vào “tầm ngắm” 5 dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách, gồm 3 dự án do Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội làm chủ đầu tư; 2 dự án do UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư. Các dự án này đều để xảy ra sai sót, vi phạm. Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra 5 dự án này là 87,66 tỷ đồng.
Nổi cộm trong số các công trình hạ tầng để xảy ra nhiều sai sót nhất là hợp phần I - xe buýt nhanh BRT thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, do Sở GTVT Hà Nội làm chủ đầu tư.
Tại gói thầu CP08 - đoàn xe BRT (cung cấp 35 xe buýt), Thanh tra Chính phủ phát hiện, chủ đầu tư đã bổ sung các thiết bị vào gói thầu này với tổng giá trị 17,68 tỷ đồng mà không tổ chức đấu thầu, chỉ ký phụ lục hợp đồng bổ sung với nhà thầu, vi phạm Điều 22, Luật Đấu thầu 2013 và Điều 101, Luật Xây dựng (2014) về điều kiện được chỉ định thầu.
Trong báo cáo số 61/BC-UBND ngày 12/3/2020 về kết quả kiểm tra, rà soát theo chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực tại Thông báo số 07/TB-VPCP, UBND TP. Hà Nội cho biết, đối với dự án BRT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập đoàn kiểm tra đối với gói thầu CP08 tại quyết định số 222/QĐ-BKHĐT ngày 5/3/2019. Tại thời điểm báo cáo, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội đã lập báo cáo theo đề cương đoàn kiểm tra yêu cầu và cung cấp toàn bộ hồ sơ có liên quan theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
“UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp Sở GTVT để báo cáo giải trình đoàn kiểm tra”, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.