'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thanh tra TP. HCM vừa có thông báo về kết luận thanh tra số 35 KL-TTTP-P3 nhiều lĩnh vực tại huyện Củ Chi, trong đó, nhức nhối và bức xúc nhất là thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công là nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và dòng tiền hình thành từ tài sản này.
Cụ thể, cơ quan chức năng phát hiện, tại Củ Chi có 81 địa chỉ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đang cho thuê nhưng không thông qua đấu giá, vi phạm quy định của Luật Đất đai. Thanh tra TP. HCM còn đề nghị UBND huyện Củ Chi tiếp tục rà soát việc quản lý, sử dụng cho thuê đối với hơn 370 địa chỉ nhà đất công khác đang để trống, cho thuê không qua đấu giá hoặc đang tranh chấp…
Tương tự, tại huyện Bình Chánh, theo kết luận thanh tra của Thanh tra TP. HCM, có 6 địa chỉ nhà đất công sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích. Trong đó, tại Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao huyện Bình Chánh, địa phương này đã cho 7 đơn vị thuê không qua đấu giá, “núp bóng” hợp đồng liên kết. Việc cho thuê này chưa xin phép và chưa được UBND TP. HCM chấp thuận.
Thu được hơn 939 triệu đồng từ việc cho thuê tài sản công nói trên, chính quyền huyện Bình Chánh thừa nhận sai phạm, nhưng “thú thật” đã chi hết tiền, nên “không có khả năng hoàn trả”.
Chưa hết, việc quản lý, sử dụng mặt bằng nhà đất tại Bình Chánh cũng lỏng lẻo và khuất tất. Cụ thể, theo Thanh tra TP. HCM, qua tự rà soát của chính huyện Bình Chánh, hiện huyện này có 763 địa chỉ nhà đất công nhưng huyện chỉ tham mưu cho UBND TP. HCM duyệt phương án tổng thể xử lý 378 địa chỉ; báo cáo trùng tới 100 địa chỉ nhà đất dẫn tới việc UBND TP. HCM phê duyệt chưa chính xác và Thanh tra Bộ Tài chính buộc chính quyền địa phương phải kê khai lại, bổ sung 160 địa chỉ nhà đất công.
Không chỉ 2 huyện trên, cuối năm 2019, Thanh tra TP. HCM còn công khai sai phạm tại huyện Nhà Bè liên quan việc quản lý, sử dụng nhà đất công giai đoạn đoạn 2016 - 2017. Cơ quan chức năng phát hiện nhiều nhà đất công nằm xen kẽ khu dân cư để trống; có 8 địa chỉ nhà đất là trụ sở các cơ quan chưa được UBND huyện Nhà Bè thực hiện sắp xếp, xử lý tài sản công theo chỉ đạo của UBND TP. HCM.
Hành vi thu chi của công nhập nhèm phổ biến ở các công ty công ích, vốn là những doanh nghiệp nhà nước được giao trọng trách quản lý, sử dụng tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương.
Điển hình là, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Củ Chi đã tự ý trích lại 40% (hơn 272 triệu đồng) tiền thu được từ việc cho thuê nhà sở hữu nhà nước năm 2011 và 2012, trong khi tại đơn vị này không phát sinh chi phí liên quan đến quản lý, sữa chữa nhà cho thuê. Mới đây, UBND TP. HCM yêu cầu công ty này nộp trả ngân sách số tiền trên.
Chưa hết, theo Thanh tra TP. HCM, Công ty Công ích huyện Củ Chi không lập dự toán thu - chi việc cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, vi phạm quy định về quản lý tiền thu được từ cho thuê, mua bán nhà đất công.
Tại huyện Bình Chánh, Thanh tra TP. HCM phát hiện Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh đã báo cáo thiếu 2 căn nhà được UBND TP. HCM giao; để hơn 151 m2 đất công được giao quản lý nằm trong khuôn viên của... nhà khác; chưa có biện pháp xử lý tình trạng nhiều hộ dân không ký hợp đồng thuê nhà, không nộp tiền thuê nhà, gây thất thu cho ngân sách nhà nước; chưa tuân thủ nghiêm quy trình bán hóa giá 9 căn nhà.
Trước đó, cuối năm 2019, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè cũng bị Thanh tra TP. HCM phanh phui sai phạm, đề nghị thu hồi gần 900 triệu đồng có được nhờ tài sản công và chi sai mục đích.
Không chỉ ở các huyện, thời gian qua, nhiều lãnh đạo TP. HCM vướng vào vòng lao lý vì liên quan đến khu đất công tại số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, 15 Thi Sách, 8 - 12 Lê Duẩn.
Năm 2019, cơ quan chức năng đã tổ chức một đợt tra soát lớn về việc quản lý sử dụng và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại 9 công ty công ích thuộc các quận 1, 3, 5, 9, 10, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức và Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP. HCM.
Kết quả, phát hiện các đơn vị đã để xảy ra nợ đọng tiền thuê nhà tới 56 tỷ đồng/hơn 4.900 trường hợp, chưa kể hơn 1.000 trường hợp đã ở nhà đất công, nhưng chưa ký hợp đồng thuê, gây thất thu ngân sách.
Trước thực trạng nhức nhối trong quản lý của công, Chủ tịch UBND TP. HCM đã ký Văn bản khẩn số 578 xây dựng kế hoạch; yêu cầu các địa phương, sở, ngành phải thực hiện kiểm kê, rà soát lại quỹ đất, nhà và các tài sản gắn liền trên đất thuộc sở hữu nhà nước để có giải pháp quản lý hiệu quả.
Đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa có con số chính thức về diện tích đất và nhà thuộc sở hữu nhà nước dôi dư hoặc lãng phí, sai phạm cần xử lý. Nhưng theo tư liệu mới nhất mà phóng viên Báo Đầu tư thu được, chỉ tính riêng công sản là nhà thuộc sở hữu nhà nước mà các công ty công ích thuộc 24 quận, huyện và Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP. HCM quản lý, con số đã lên tới hơn 8.000 căn. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.