Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Khối lượng tiền tệ (money stock) là tổng giá trị của tất cả mọi thứ có thể thực hiện các chức năng của tiền như phương tiện trao đổi, đơn vị tính toán (hay tiêu chuẩn của giá trị), phương tiện cất giữ giá trị và tiêu chuẩn trả tiền sau. Khối lượng tiền tệ danh nghĩa là tổng giá trị danh nghĩa hay giá trị hiện hành của các đồng tiền nằm trong khối lượng tiền tệ và thường được ký hiệu là M, còn khối lượng tiền tệ thực tế là sức mua của khối lượng tiền tệ danh nghĩa và được tính bằng cách lấy khối lượng tiền tệ danh nghĩa chia cho mức giá (M/P).
Nói ngắn gọn, Khối lượng tiền tệ chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v... của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng).
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khối lượng tiền tệ như:
M1: bao gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch và các khoản tiền gửi có thể viết séc khác.
M2: bao gồm M1 và các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn ngắn, hợp đồng mua lại (qua đêm), đồng đô la châu Âu (qua đêm), số dư trong quỹ tương hỗ ngắn hạn,...
M3: bao gồm M2 và các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài, hợp đồng mua lại có kỳ hạn, đồng đô la châu Âu (có kỳ hạn), số dư trong quỹ hỗ tương ngắn hạn của các định chế tài chính...
Những định nghĩa cụ thể này có thể kéo dài theo thời gian và có thể dài thêm (tới M6), nhưng nguyên tắc chung là ngân hàng trung ương đưa ra những định nghĩa cụ thể, chi tiết để phục vụ cho mục đích thống kê và lựa chọn khối lượng tiền tệ phù hợp nhất làm mục tiêu cho chính sách tiền tệ.
Mặc dù số liệu về các khối tiền tệ được công bố và sử dụng vào những mục đích nhất định, nhưng việc đưa ra các phép đo lượng tiền chỉ có ý nghĩa khi nó vừa tập hợp được các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế, vừa tạo cơ sở dự báo lạm phát và chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, hiện nay một số nước đang nghiên cứu để đưa ra phép đo “tổng lượng tiền có tỷ trọng” trong đó mỗi loại tài sản có một tỷ trọng khác nhau tuỳ theo độ “lỏng” của nó khi cộng lại với nhau. Việc lựa chọn phép đo nào phụ thuộc vào nhận thức và khả năng của NHTƯ trong điều hành chính sách thực tế. Tuy nhiên, sử dụng trực tiếp trong các giao dịch làm phương tiện trao đổi chủ yếu là khối tiền M1, vì vậy định nghĩa M1 được sử dụng thường xuyên khi nói tới cung-cầu tiền tệ.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.