Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kinh tế học tân cổ điển (neoclassical economics) là trường phái tư tưởng trong kinh tế học dựa trên các công trình nghiên cứu của Marshall và những người khác. Nó thay thế cho học thuyết kinh tế cổ điển vào cuối thế kỷ 19. Nó thường được nhắc đến với tư cách cuộc cách mạng cận biên.
Kinh tế học tân cổ điển không chú ý tới việc nghiên cứu nguồn gốc của cải và sự phân phối nó cho người lao động, chủ đất và nhà tư bản, mà chuyển trọng tâm nghiên cứu sang các nguyên tắc chi phối quá trình phân bổ tối ưu các nguồn lực khan hiếm cho những mục đích sử dụng khác nhau. Nguyên tắc lợi ích cận biên giảm dần xuất hiện lần đầu tiên trong các công trình nghiên cứu của trường phái tư tưởng kinh tế này.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Thorstein Veblen trong tác phẩm Preconceptions of Economic Science công bố năm 1900 đã dùng cụm từ tiếng Anh "Neoclassical economics" để gọi thứ kinh tế học về giá trị cận biên thời ấy, khi phân biệt nó với kinh tế học cổ điển (hay kinh tế chính trị cổ điển) do Adam Smith khai sinh và thứ kinh tế học của trường phái kinh tế học Áo.
"Neoclassical economics" được dịch ra tiếng Việt thành "Kinh tế học tân cổ điển". Sau này, có một trường phái kinh tế học mới xuất hiện, đầu tiên ở Hoa Kỳ, tuy có gốc rễ từ kinh tế học tân cổ điển nhưng lại được xếp riêng thành một trường phái, gọi là "New classical economics". Tên phái mới này hay được dịch ra tiếng Việt thành "Kinh tế học cổ điển mới". Nhầm lẫn hay xảy ra khi gọi tên Neoclassical economics và New classical economics, kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học cổ điển mới. Sở dĩ gọi là kinh tế học tân cổ điển là vì các học thuyết này đã tiếp nhận, kế thừa các chủ đề quan tâm của kinh tế học cổ điển, song lại sử dụng cách thức tiếp cận (phương pháp luận) mới.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.