Kon Tum: Phát hiện nhiều người nhà lãnh đạo huyện được giao đất trái quy định

Nhuệ Lộc - 07/03/2022 15:43 (GMT+7)

(VNF) - Theo kết luận thanh tra tại tỉnh Kon Tum, Thanh tra Chính phủ phát hiện có một số công chức thuộc huyện được giao đất diện tích lớn trái quy định.

VNF
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều người nhà lãnh đạo huyện được giao đất trái quy định tại Kon Tum.

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc thực hiện pháp luật quản lý, sử dụng đất đai và quản lý, đầu tư xây dựng; thanh tra các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị và thành tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Theo kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều trường hợp cán bộ, công chức ở tỉnh Kon Tum được giao đất không qua đấu giá với diện tích lớn nhưng không có nhu cầu ở mà bán kiếm lời.

Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2019, trên địa bàn 7/10 huyện, thành phố đã giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân không thông qua đấu giá 972 trường hợp, với tổng diện tích 55,95 ha. 

Tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 4 huyện, thành phố (Kon Tum, Đắk Hà, Ngọc Hồi, Kon Rẫy) có một số vi phạm.

Cụ thể, tại thành phố Kon Tum, Thanh tra phát hiện còn tình trạng giao đất vượt hạn mức so với quy định của tỉnh, phân lô theo hiện trạng dẫn đến diện tích các lô không đồng đều làm cho thửa có diện tích nhỏ nhất là 229,75m2 thửa lớn nhất với diện tích 444,85m2 (quy hoạch chia lô tại Khu tái định cư dự án Tuyến tránh TP. Kon Tum tại địa 2 bàn xã Đăk Blà và Khu tái định cư Nam Đăk Bla, phường Lê Lợi; giao đất cho 43 trường hợp (Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla) không thuộc đối tượng tái định cư. 

Qua đó, nguy cơ thất thu ngân sách tối thiểu là 3,515,19 triệu đồng. Việc giao đất không thông qua đấu giá cho các trường hợp không thuộc đối tượng tái định cư là sai, nhưng đây là những trường hợp trong gia đình có đất bị GPMB ở địa bàn vùng kinh tế khó khăn. 

Xét tình hình thực tế nêu trên, việc thu thêm tiền của các trường hợp này là rất khó thực hiện (chưa kể có hộ đã chuyển nhượng - nếu có). Chính vì vậy, Thanh tra Chính phủ không kiến nghị thu thêm tiền có nguy cơ thất thu, nhưng cần phải kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm túc trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan.

Tại huyện Đắk Hà, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện có 85 trường hợp giao đất không thông qua đầu giả đối với quỹ đất nhỏ, là trong một thời gian dài (tập trung tại TT. Đăk Hà, xã Ngọc Wang, xã Đăk Hring) là vi phạm Điều 118 Luật Đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014. Thông tư số 30/2011TT-BTNMT ngày 02/6/2014. 

Trong đó, Tranh tra Chính phủ nhận thấy có một số công chức thuộc huyện được giao diện tích lớn như các trường hợp: ông Nguyễn Thanh Dương - nguyên Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy được giao thửa đất số 28 tờ bản đồ M, diện tích 651m2, ông Phan Văn Cường - nguyên Phó Ban kinh tế HĐND huyện nay là Trưởng phòng TC-KH được giao thửa 29 (A20), diện tích 180m2 và nhiều trường hợp được giao đất để ở, nhưng thực tế không có nhu cầu tiên khi kiểm tra thực địa thấy đế đất hoang hóa hoặc chuyển nhượng đất để kiếm lời.

Trường hợp Phó trưởng phòng TN&MT có con là Phan Đức Toàn được giao 480m2, hiện đã bán một phần diện tích là 200m2 cho ông Vũ Văn Quân với giá 280 triệu đồng, trong khi giá kê khai nộp thuế (thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất ngày 26/8/2019 của Chi cục thuế huyện Dik Hà là 60 triệu đồng).

Trong đó, địa phương này có những trường hợp là lãnh đạo hoặc người nhà lãnh đạo các cơ quan thuộc Huyện ủy, Ủy ban; có nhiều trường hợp được giao đất nhưng để trống không sử dụng hoặc chuyển những thủ chênh lệch. Đoàn thành tra tạm tính tiền sử dụng đất của 13/85 trường hợp thấy giá giao đất thấp hơn giá thị trường, làm thất thu ngân sách nhà nước tối thiểu là 885,86 triệu đồng.

Tại huyện Ngọc Hồi, báo cáo và xác minh 319 trường hợp (danh sách UBND huyện cung cấp) cho thấy việc UBND huyện giao đất cho các trường hợp (thuộc Công ty TNHH Một thành viên 732, Binh đoàn 15) không thông qua đấu giá (theo Quyết định số 165V/QĐ-UBND-KTN ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh Kon Tum), với tổng diện tích đất ở 7,079 ha tại thôn 2 xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi, là vi phạm Điều 118 Luật Đất đai 2013.

Tại huyện Kon Rẫy, UBND huyện ban hành quyết định giao đất trồng cây hàng năm khác tại thôn 1, xã Tân Lập không thông qua đầu giả cho 2 hộ gia đình (hộ ông bà Trần Văn Út, Lê Thị Vi 298,4 m2 và hộ bà Đặng Thị Khanh 298,4m2 ) và quyết định cấp Giấy chứng nhận QSDĐ không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm khoản 2 Điều 12, Điều 52 Luật Đất đai 2013. 

Hiện trạng 2 thửa đất còn để trống, cần phải hủy quyết định giao đất, thu hồi 2 Giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp, bố trí quỹ đất nông nghiệp cho 2 hộ gia đình trên theo đúng quy định.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.