Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án Cảng chuyên dùng Công Thanh đã được thẩm định kỹ lưỡng
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Công, ngày 13/3/2018, Bộ GTVT đã nhận được các văn bản của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Công Thanh “đề nghị trả lời sự phù hợp và chấp thuận bến cảng chuyên dùng Công Thanh tại Nghi Sơn".
Chỉ 2 tuần sau đó, Bộ GTVT nhận được văn bản số 152/TEDIPORT – PC ngày 27/3/2018 của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Cảng – Đường Thuỷ tham gia ý kiến về chấp thuận Cảng chuyên dùng Công Thanh.
Đến ngày 28/6/2018, Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục có văn bản số 2565/CHHVN-KHĐT đề nghị chấp thuận đầu tư Cảng chuyên dùng Công Thanh – Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại Nghi Sơn.
Sau khi đánh giá, thẩm định các ý kiến trên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết: Theo Quyết định số 2368/BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (Nhóm 2) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Đồng thời, căn cứ Quyết định số 1401/QĐ-BGTVT ngày 26/5/2010 của Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn – Thanh Hoá giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 xác định: Khu bến cảng Bắc Nghi Sơn được quy hoạch là khu vực tập trung các bến chuyên dùng của nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, bến chuyên dùng của các nhà máy trong khu công nghiệp, tiếp cận tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn.
Do vậy, kiến nghị của Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh về đầu tư bến cảng chuyên dùng phục vụ dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại khu vực Bắc Nghi Sơn về cơ bản phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng biển được phê duyệt.
Đề nghị Thanh Hoá thực hiện quy hoạch Cảng chuyên dùng Công Thanh
Căn cứ vào nội dung phê duyệt trên, Bộ GTVT có công văn số 9298/BGTVT-KHĐT ngày 22/8/2018, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh đầu tư nghiên cứu, đề xuất vị trí xây dựng cụ thể, quy mô, năng lực thông qua hàng hoá của bến cảng, đánh giá khoảng cách an toàn theo quy định tại Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 của Chính phủ về an toàn các công trình dầu khí trên đất liền
Đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết: Riêng với Công ty Nhiệt điện Công Thanh cần nghiên cứu đề xuất chủ trương đầu tư phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng biển và quy hoạch chung của khu vực. Đồng thời, thống nhất với các doanh nghiệp khai thác cảng lân cận về phương án sử dụng chung tuyến luồng…. như báo cáo của Cục hàng hải Việt Nam đã nêu tại văn bản số 2565/CHHVN-KHĐT.
Thứ trưởng Nguyên Văn Công yêu cầu: Công ty Nhiệt điện Công Thanh phải xây dựng phương án khai thác tuyến luồng chung và riêng đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi, an toàn hàng hải khu vực, đảm bảo phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, khu vực xây dựng bến chuyên dùng phải là khu vực biển hở, chưa có công trình bảo vệ, bến cảng chịu tác động trực tiếp từ sóng, gió. Chủ đầu tư cần cân nhắc về quy mô đầu tư và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.
Thứ trưởng cũng giao Cục hàng hải Việt Nam chủ trì, chỉ đạo các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp khai thác cảng trong việc thống nhất phương án khai thác chung luồng tuyến hiện hữu.
Cục phải phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh Thanh Hoá để hướng dẫn chủ đầu tư nghiên cứu để xuất chủ trương đầu tư bến cảng phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng biển và quy hoạch chung của khu vực, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, phòng chống cháy nổ và ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công Thanh cho biết: Từ văn bản đồng ý phê duyệt quy hoạch của Bến cảng chuyên dùng Công Thanh ngày 22/8/2018 của Bộ Giao thông vận tải, chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hoá sớm tạo điều kiện chấp thuận đầu tư cảng. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong các văn bản hành chính còn thiếu, nhằm phát huy nguồn vốn đã đầu tư, giúp tăng tính hiệu quả dự án.
Cẩn trọng với “hội chứng trải thảm đỏ”
Theo ông Lê Như Tiến, nguyên đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, trong nhiều năm qua, để cạnh tranh, thu hút đầu tư vào địa phương mình, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố đều có những chương trình kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn doanh nghiệp tư nhân trong nước vào các dự án, các khu công nghiệp, khu chế xuất… mà tỉnh, thành phố đó lập ra.
Nhiều tỉnh, thành phố còn tổ chức những sự kiện truyền thông, họp báo hoành tráng ở khách sạn 5 sao, tại các thành phố lớn, thậm chí ra cả nước ngoài xúc tiến đầu tư… Và ở đó, rất nhiều cam kết, hứa hẹn được đưa ra như: miễn giảm thuế đất, 10 năm hoặc có nơi đến 30 năm; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nơi thì miễn 10 năm đầu, giảm 50% 10 năm tiếp theo, nơi thì giảm 50% trong 20 năm…
Có những lúc, người ta gọi đó là “hội chứng trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, những chủ trương, chính sách tốt đẹp thông thoáng đó lại bị khâu thực hiện “xây” những rào cản làm vô hiệu hóa.
Nhiều nơi làm khó nhà đầu tư như: cắt điện, cắt nước, dựng rào, chắn cổng, người thi hành công vụ vòi vĩnh, nhũng nhiễu trắng trợn đòi tiền lót tay, bôi trơn, làm DN khốn đốn, doanh nhân nản lòng… Nhiều nhà đầu tư “mắc cạn” tại chính dự án của mình, dù họ đã bỏ không ít tiền đầu tư vào đó. Vì thế, tình trạng này cần được tháo gỡ, chấn chỉnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.