Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trên toàn cầu, số người bị suy dinh dưỡng mãn tính đã tăng lên tới 828 triệu người vào năm 2021, tăng khoảng 46 triệu người so với năm trước và tăng gấp 3 lần nếu tính từ khi thế giới phải thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19, theo báo cáo của LHQ công bố hôm 6/7.
Tuy nhiên, với giá nhiên liệu, lương thực và phân bón tăng cao kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, tổng số người bị đói trên thế giới dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa trong năm tới, một kịch bản khi những người nghèo nhất thế giới rơi vào nạn đói, một hình thức cực đoan nhất của thiếu lương thực.
David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của LHQ cho biết: “Nguy cơ thực sự là những con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa trong những tháng tới. Giá lương thực, nhiên liệu và phân bón toàn cầu tăng vọt do hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Ukraine có nguy cơ đẩy các nước trên thế giới vào nạn đói”.
Ông David cảnh báo: “Kết quả sẽ là sự mất ổn định toàn cầu, nạn đói và di cư hàng loạt trên quy mô chưa từng có. Chúng ta phải hành động ngay hôm nay để ngăn chặn thảm họa đang rình rập này".
Do những tác động từ việc phong toả chống dịch còn chưa được xác thực chắc chắn, báo cáo mới đây của LHQ chưa đưa ra con số chính xác về số người bị đói vào năm 2021, nhưng ước tính tổng số vào khoảng 702-828 triệu người. So với hiện tại, con số này tương đương khoảng 10,5% dân số thế giới.
Theo báo cáo, ước tính có khoảng 45 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị gầy còm, dạng suy dinh dưỡng nguy hiểm nhất, làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ em lên tới 12 lần. Khoảng 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tăng trưởng và phát triển thấp còi do thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu thường xuyên.
Gilbert Houngbo, Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), cho biết, theo dự báo, tình trạng thiếu dinh dưỡng kinh niên sẽ ảnh hưởng đến gần 670 triệu người vào năm 2030, con số tương đương với số liệu năm 2015, khi Liên hợp quốc tuyên bố sẽ xóa đói vào năm 2030 như một phần của các mục tiêu phát triển bền vững.
“Điều đó có nghĩa là tất cả những nỗ lực trong 15 năm đó sẽ bị xóa sổ bởi những cuộc khủng hoảng khác nhau mà thế giới đang trải qua”, ông Gilbert chia sẻ với The Guardian.
Houngbo, cựu thủ tướng Togo, đồng ý rằng có nguy cơ đói kém ở một số quốc gia, nhưng cho biết vẫn hi vọng rằng thế giới có thời gian để tránh khỏi tình trạng này, đồng thời nói thêm rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã khiến thế giới buộc phải chú ý tới những lỗ hổng trong hệ thống lương thực toàn cầu.
"Nếu chúng ta đầu tư vào khả năng phục hồi của các nhà sản xuất địa phương, chúng ta có thể tránh được nạn đói đó", ông Houngbo cho biết.
Được biết, nạn đói cuối cùng được chính thức tuyên bố là ở một số khu vực của Nam Sudan vào năm 2017. Trước đó, một nạn đói ở Somalia được ước tính đã giết chết gần 260.000 người từ năm 2010 đến năm 2012. Nhưng giờ đây, cả 2 khu vực này lại tiếp tục nằm trong danh sách những vùng bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Xem thêm >> Nạn đói năm 2022: 'Lửa' đang lan trên cánh đồng lúa mì
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.