Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Liên danh nhà đầu tư Tập đoàn Đèo Cả - Hải Thạch – 194, đơn vị trúng thầu nhà đầu tư dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 cho biết, theo kế hoạch, thời gian đàm phán hợp đồng bắt đầu từ tháng 2/2021, thời gian hoàn thiện hợp đồng đầu tháng 3/2021.
Do trùng thời điểm vào tết âm lịch Tân Sửu và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến việc tổ chức đàm phán hợp đồng bị trễ. Vì vậy đến đầu tháng 3/2021, các bên mới có thể bắt tay vào đàm phán.
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán xuất hiện một số điều khoản chưa thống nhất, trong đó có nhiều nội dung Tổ đàm phán của Bộ Giao thông Vận tải không thể quyết định mà cần phải xin ý kiến cấp trên và các cơ quan có liên quan khác.
Những nút thắt chính trong quá trình đàm phán hợp đồng dự án PPP cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo liên quan đến cơ chế giải ngân nguồn vốn Nhà nước; việc điều chỉnh bổ sung các hạng mục mà không do lỗi của nhà đầu tư và cơ chế chia sẻ rủi ro theo quy định của Luật PPP…. Đây là những vấn đề chưa có hướng dẫn cụ thể theo Luật PPP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Được biết, đối với những nội dung “vượt thẩm quyền” trong quá trình đàm phán hợp đồng, tổ đàm phán của Bộ Giao thông Vận tải phải tiếp tục xin ý kiến các Bộ Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư xem xét, xử lý khiến tiến trình đàm phán bị kéo dài.
Theo ông Phùng Tiến Thành, người được HĐQT Tập đoàn Đèo Cả và liên danh cử làm trưởng đoàn đàm phán hợp đồng dự án này, đây là điều rất đáng tiếc dù nhà đầu tư rất thiện chí để đi đến ký kết hợp đồng.
Đại diện liên danh nhà đầu tư dẫn ví dụ về một trong các nội dung đến nay 2 bên chưa thể thống nhất được liên quan đến trạm dừng nghỉ tại dự án đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Cụ thể, theo Quyết định phê duyệt dự án số 2352/QĐ-BGTVT và theo hồ sơ mời thầu do Bộ Giao thông Vận tải phát hành thì “cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ hỗ trợ chi phí GPMB cho trạm dừng nghỉ. Nhà đầu tư tự bỏ kinh phí đầu tư xây dựng và quản lý kinh doanh trạm dừng nghỉ trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án theo đúng quy định pháp luật. Khoản chi phí đầu tư vào trạm dừng nghỉ không được tính vào tổng mức đầu tư và phương án tài chính của dự án”.
Ông Phùng Tiến Thành cho biết, liên danh nhà đầu tư đã tính toán rất cụ thể bỏ thầu với phương án giảm giá gần 1.000 tỷ đồng nhưng khi đàm phán, đối tác lại yêu cầu bỏ trạm dừng nghỉ ra khỏi dự án.
Đại diện liên danh nhà đầu tư khẳng định là nhà đầu tư xác định quyết tâm làm và tự tin với kinh nghiệm khoan hầm của đội ngũ công nhân, kỹ sư Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ NATM. Nếu ký kết hợp đồng sẽ triển khai công việc theo đúng kế hoạch, tránh những rủi ro khi giá cả vật liệu tăng cao bất thường như hiện nay.
“Đối với các điều khoản chưa phù hợp thì các bên phải ngồi lại với tinh thần cầu thị, bình đẳng để thống nhất. Không nhất thiết phải ký nếu các vấn đề chưa rõ hoặc biết là sẽ gặp vướng mắc trong quá trình triển khai hay thanh quyết toán. Quan điểm của chúng tôi là ký để làm được, không ký cho có”, đại diện liên danh nhà đầu tư nhấn mạnh.
Dự án PPP cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có chiều dài toàn tuyến 78,5km, quy mô 4 làn xe, đi qua địa bàn 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Dự án có tổng vốn đầu tư (cập nhật theo tổng dự toán điều chỉnh được phê duyệt) là 9.620,2 tỷ đồng; thời gian xây dựng là 24 tháng (riêng hạng mục hầm Núi Vung là 30 tháng); thời gian thu phí và vận hành khai thác là 17 năm 0 tháng 15 ngày.
Vào đầu tháng 1/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã ký Quyết định số 09/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án PPP thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Thạch - Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng 194 đã được chọn là nhà đầu tư Dự án PPP cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo với kết quả lựa chọn nhà đầu tư là 8.925,48 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư là 3.786,20 tỷ đồng; phần nhà nước tham gia trong dự án là 5.139,28 tỷ đồng, bao gồm vốn góp của nhà nước (VGF) là 4.199,16 tỷ đồng; vốn hỗ trợ của nhà nước thực hiện một số công việc thuộc trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 940,12 tỷ đồng.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.