Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Khu Công nghiệp Cầu cảng Phước Đông nằm ở vị trí giao thông thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy. Về đường bộ, có Đường tỉnh 826B đi qua dự án, kết nối Quốc lộ 50, TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Về đường thủy, khu vực này sở hữu chiều dài giáp sông Vàm Cỏ hơn 3km và cầu cảng trong tương lai.
Dự án cách sân bay Tân Sơn Nhất 42 km, cách Cảng Quốc tế Long An 23 km, Cảng Cát Lái 43 km, Cảng Cái Mép Thị Vải 74 km. Nơi đây có nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn nhân lực dồi dào tại các tỉnh lân cận, nhân lực chất lượng cao từ TP Hồ Chí Minh và các chuyên gia nước ngoài.
Khu công nghiệp này có tổng diện tích 128,8 ha, bao gồm 92,39 ha đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn và kho bãi. Hệ thống giao thông chính với 4 làn xe, rộng 22 m; hệ thống giao thông nội bộ với 2 làn xe, rộng 14 m, có hệ thống vỉa hè, cây xanh. Quy mô nhà xưởng xây sẵn cho thuê 280.000 m2, trang bị hệ thống điện mặt trời áp mái 32 MW.
Hệ thống cảng đã được quy hoạch trong hệ thống cảng biển Việt Nam với 3 cụm cầu cảng gồm 9 cảng nước sâu, đảm bảo cho tàu trọng tải 10.000-15.000DWT. Chủ đầu tư dự kiến phát triển cụm cảng đảm bảo tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT. Đây là cảng trung chuyển đi các khu vực kinh tế miền Tây năng động và quốc tế.
Với những lợi thế nổi bật, Khu Công nghiệp Cầu cảng Phước Đông được được kỳ vọng là một điểm sáng trong thu hút đầu tư tại tỉnh Long An.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu địa phương phải luôn đồng hành, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19.
Thủ tướng đề nghị tỉnh tiếp tục chú trọng phát huy tiềm năng hiện có, xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn có lợi thế tập trung phát triển, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logistic.
Đồng thời, tỉnh cần thực hiện hợp tác liên kết vùng để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; chú trọng liên kết với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là trong đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối và bố trí không gian phát triển phù hợp, bảo đảm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Dự án Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông có chủ đầu tư là Công ty IMG Phước Đông, do ông Lê Tự Minh giữ chức Chủ tịch HĐQT, ông Võ Đông Tùng làm Tổng Giám đốc.
Dự án được triển khai từ năm 2007. Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư đã thực hiện đền bù đạt 100%, giải phóng mặt bằng đạt 99,5%, đồng thời tiến hành san lấp mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng khu tái định cư...
Hàng nghìn tỷ đồng đã được đổ vào dự án, nhưng sau 13 năm triển khai, dự án vẫn chưa hoàn thành liên quan đến 0,5% diện tích mặt bằng đã được hỗ trợ, bồi thường xong, nhưng không được bàn giao cho thi công. Cho đến tháng 8/2020, mọi vướng mắc mới được tháo gỡ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.