Mức phí cao tốc Bắc – Nam: khởi điểm 1.500 đồng/km

Trí Anh - 19/10/2018 11:28 (GMT+7)

(VNF) - Theo tính toán, Dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 dài 657km với tổng mức đầu tư 105.046 tỷ đồng có mức giá thu phí khởi điểm là 1.500 đồng một xe/km (mức giá trung bình của các cao tốc đã khai thác hiện từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng). Mức này sẽ tăng lên 2.400 đồng một km sau đó 10 năm và lên mức 3.400 đồng/km vào năm 2042.

VNF
Các dự án cao tốc Bắc - Nam dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021. Ảnh minh họa

Khung phí áp theo tăng trưởng 4%/năm

Lý giải thêm điều này, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công-tư (PPP-Bộ Giao thông Vận tải), cơ sở xây dựng khung phí dựa trên nguyên tắc mức chi trả thấp, tăng trưởng mỗi năm 4% là mức thiên về an toàn, phù hợp với chiến lược kinh tế và tăng trưởng thu nhập người dân. Nếu mức giá cao, người dân không đi mà chọn Quốc lộ 1 thì nhà đầu tư lo không thể hoàn vốn.

Đơn cử như ở nước ngoài cho nhà đầu tư kiểm soát, khi đấu thầu xong dự án tùy nhà đầu tư quyết định mức giá. Nếu giá rẻ, đông xe sẽ dẫn đến tắc đường, thậm chí có nhà đầu tư đưa ra mức phí linh hoạt trong các khung giờ cao và thấp điểm.

“Các tuyến đường song hành nhà đầu tư đặt phí quá "chát" thì sẽ chết trước, lỗ hay lãi cũng chỉ thu trong vòng đời quy định khoảng 24-30 năm của dự án, sau đó phải trả lại tuyến đường lại cho Nhà nước,” ông Huy nói.

Riêng đường song hành, theo ông Huy, để nhà đầu tư tự quyết để nhà đầu tư lựa chọn, có chăng Nhà nước chỉ khống chế giá trần để không vượt mức quá cao, mức phí được điều chỉnh linh hoạt giống như vé máy bay.

Đấu thầu minh bạch

Cập nhật tiến độ thực hiện dự án, Bộ Giao thông cho biết, 8 dự án phân khúc (xây dựng theo hình thức BOT) đang ở bước hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi và sẽ hoàn thành hồ sơ mời thầu ngay khi báo cáo được phê duyệt. Bộ này cũng dự kiến sẽ bàn giao cọc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới đường bộ cho các địa phương khoảng đầu năm 2019.

Dự kiến, công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thiện trong quý 1/2020 để thi công và hoàn thành các dự án vào năm 2021.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, để có cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đấu thầu, trên cơ sở các nguyên tắc xác định giá theo quy định của pháp luật về giá, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu kỹ lưỡng, tính toán lựa chọn mức giá phù hợp cho giai đoạn khởi điểm cũng như các thời kỳ trong cả vòng đời dự án.

“Mức phí này phù hợp với khả năng chi trả của người dân, bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước, bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá,” Bộ trưởng Thể khẳng định.

Để chọn được nhà đầu tư lành mạnh, ngoài việc tổ chức đấu thầu công khai, Bộ Giao thông Vận tải còn yêu cầu vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư ít nhất là 15%, có những dự án là 20% để chọn lựa nhà đầu tư thực sự có năng lực về tài chính. Trước đây, khi làm Quốc lộ 1 chỉ quy định từ 10-15%. “Việc này không phải do Bộ Giao thông Vận tải tự quyết mà do các bộ, ngành và Chính phủ cho phép,” Bộ trưởng Thể nói.

Cùng chuyên mục
SCB hạ hạn mức rút tiền thẻ thanh toán tối đa 10 triệu một ngày

SCB hạ hạn mức rút tiền thẻ thanh toán tối đa 10 triệu một ngày

(VNF) - Toàn bộ thẻ thanh toán cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chỉ còn được rút tiền ATM tối đa 10 triệu đồng/thẻ/ngày.

'Đất nước có nhiều nhiệm vụ lớn, DN tư nhân có mạnh dạn nhận không?'

'Đất nước có nhiều nhiệm vụ lớn, DN tư nhân có mạnh dạn nhận không?'

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định đất nước đang đứng trước nhiều nhiệm vụ lớn như đảm bảo tăng trưởng xanh, bền vững, đổi mới động lực tăng trưởng… Trong các nhiệm vụ đó, Bộ trưởng đặt vấn đề liệu doanh nghiệp tư nhân có dám đứng ra để nhận nhiệm vụ nào không?

Gian lận hồ sơ dự thầu, BiUni bị Cây Xanh Hà Nội cấm thầu

Gian lận hồ sơ dự thầu, BiUni bị Cây Xanh Hà Nội cấm thầu

(VNF) - Công ty BiUni gian lận E - HSDT tham dự gói thầu may đồng phục của Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội nên bị cấm dự thầu 3 năm.

 Tỷ phú Việt Nam đối thoại cùng Thủ tướng tại “Hội nghị Diên Hồng” của DN tư nhân

Tỷ phú Việt Nam đối thoại cùng Thủ tướng tại “Hội nghị Diên Hồng” của DN tư nhân

(VNF) - Các doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Đỗ Quang Hiển, Trần Bá Dương, Lê Văn Kiểm, Thái Hương... đã xuất hiện tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tập đoàn Dabaco bán đất dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Tập đoàn Dabaco bán đất dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính

(VNF) - Liên quan tới dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở Dabaco Lạc Vệ, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh nêu rõ, năm 2019 Tập đoàn Dabaco chuyển nhượng 104/110 lô đất tại dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Quảng Nam: Nhầm lẫn câu từ, DN mang 'nỗi oan' dùng hóa đơn giả

Quảng Nam: Nhầm lẫn câu từ, DN mang 'nỗi oan' dùng hóa đơn giả

(VNF) - Thanh tra tỉnh Quảng Nam xác định, Công ty TNHH MTV Tân Tiên không có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp (mua hóa đơn).

Lãnh đạo Vingroup, T&T, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings... đối thoại với Thủ tướng

Lãnh đạo Vingroup, T&T, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings... đối thoại với Thủ tướng

(VNF) - Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Fed cắt giảm lãi suất: Bốn kênh tác động tới Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Bốn kênh tác động tới Việt Nam

(VNF) - TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc FED hạ lãi suất sẽ góp phần giúp cho Việt Nam ổn định được mặt bằng lại suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay. Cùng với đó, chu kỳ nới lỏng tiền tệ cũng bắt đầu.

Thương hiệu lớn đồng loạt tháo chạy, mặt bằng 'đất vàng' Đà Nẵng ế ẩm

Thương hiệu lớn đồng loạt tháo chạy, mặt bằng 'đất vàng' Đà Nẵng ế ẩm

(VNF) - Nhiều mặt bằng ở những tuyến đường đắc địa của Đà Nẵng đang treo bảng cho thuê, trong đó có những căn nhà sau khi loạt thương hiệu lớn tháo chạy.

Chưa từng có: Trung Quốc ‘ngập’ trong sữa vì ít trẻ sơ sinh

Chưa từng có: Trung Quốc ‘ngập’ trong sữa vì ít trẻ sơ sinh

(VNF) - Nền kinh tế trì trệ làm suy yếu nhu cầu đối với các loại thực phẩm đắt tiền như phô mai, kem và bơ, cũng như tình trạng dân số già hóa khiến mức tiêu thụ sữa của Trung Quốc đã giảm từ 14,4 kg bình quân đầu người vào năm 2021 xuống còn 12,4 kg vào năm 2022 - năm gần nhất có dữ liệu từ cục thống kê Trung Quốc.