Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Chúng tôi bày tỏ quan ngại mạnh mẽ và kiên quyết phản đối các bình luận có liên quan trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo (Mỹ và Nhật Bản)", người phát ngôn của Đại Sứ quán Trung Quốc tại Tokyo cho biết trong một tuyên bố mới đây.
"Những bình luận này đã vượt xa phạm vi phát triển bình thường của quan hệ song phương. Kế hoạch của Mỹ và Nhật đi ngược lại xu hướng thời đại và ý chí của người dân trong khu vực. Mặc dù nó được bày ra để làm suy yếu nước khác, nhưng cuối cùng nó sẽ chỉ làm tổn thương chính họ”, Đại sứ quán Trung Quốc nêu rõ.
Trước đó, tờ Hoàn Cầu thời báo, trực thuộc Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng công kích tuyên bố chung của Nhật-Mỹ trong một bài xã luận, nói rằng đã đến lúc hai nước phải hành xử "một cách có trách nhiệm".
"Có vẻ như mục đích duy nhất của Mỹ và Nhật Bản là chuyển hướng nhằm chống lại Trung Quốc, một tín hiệu mà hai nước nên tránh gửi đi khi nó mang tâm lý thiên vị và ý thức hệ Chiến tranh Lạnh", báo này viết.
"Sự cấu kết bài Trung của họ sẽ chỉ tạo ra kết cục cùng mất mát, chẳng mang lại lợi ích gì cho riêng ai, chứ chưa nói đến đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực”, tờ Hoàn Cầu thời báo nhấn mạnh thêm.
Trong khi đó, Đài Loan hoan nghênh tuyên bố chung của Mỹ và Nhật Bản, bày tỏ "lòng biết ơn chân thành" về việc "công nhận tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trong khu vực hai bên eo biển Đài Loan."
Trước đó, sau hội nghị thượng đỉnh tại Washington vào ngày 16/4, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra một tuyên bố chung, trong đó có đề cập đến Đài Loan, và nói rằng: "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề giữa hai bờ eo biển".
Lần cuối cùng Nhật Bản và Mỹ đề cập đến Đài Loan trong một tuyên bố như vậy là vào năm 1969 sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Sato Eisaku và cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực quân sự lên Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh khẳng định quyền kiểm soát.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Biden đã cử một phái đoàn không chính thức, bao gồm các cựu Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage và James Steinberg tới Đài Bắc, như một dấu hiệu cho thấy cam kết của ông đối với hòn đảo này.
Chuyến thăm diễn ra vài ngày sau khi 25 máy bay của Không quân Trung Quốc đã đi vào Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan.
Cũng trong tuyên bố chung ngày 16/4, ông Biden và ông Suga “cam kết hợp tác để đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc và các vấn đề như biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như Triều Tiên, để đảm bảo tương lai của một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Những mối quan tâm cấp bách khác trong cuộc hội đàm còn bao gồm việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát Hong Kong và vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Mỹ - Nhật tăng cường liên thủ đối phó Trung Quốc, Nga ‘khóa’ Biển Đen
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.