Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng John Bolton, trong một cuộc phỏng vấn với CNN, nói rằng chính quyền của ông Trump "có thể” sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các công ty châu Âu vẫn duy trì mối quan hệ kinh doanh với Iran. Trong khi đó, một nhân vật thân cận khác của ông Trump, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, nói ông vẫn hy vọng Washington và các đồng minh có thể tái thiết lập một thỏa thuận hạt nhân mới với Tehran.
Hôm thứ Ba (8/5), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân JCPOA với Iran và 5 nước đồng minh, được ký kết năm 2015 bởi chính quyền ông Obama. Các điều khoản yêu cầu Iran hạn chế chương trình thử nghiệm hạt nhân của mình, đổi lại các biện pháp cấm vận kinh tế đối với nước này sẽ được nới lỏng.
Cho đến nay, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Đức và Iran vẫn tiếp tục tuân thủ hiệp ước này. Mặc dù Hoa Kỳ tuyên bố rút lui, Vương quốc Anh và Iran cam kết đảm bảo rằng thỏa thuận này sẽ vẫn được giữ nguyên, theo một tuyên bố của văn phòng Thủ tướng Anh Theresa May.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, phát biểu tại Dublin, tuyên bố: “Chúng tôi là những bên liên quan trong thỏa thuận này và sẽ vẫn là như vậy, cho dù có Mỹ hay không”.
Đức cho biết sẽ dành vài tháng tới để cố gắng thuyết phục Washington thay đổi ý định. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thừa nhận việc bảo vệ các công ty châu Âu khỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ có thể rất khó khăn.
Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty châu Âu tiếp tục kinh doanh với Iran hay không, cố vấn John Bolton trả lời: “Có thể. Điều này phụ thuộc vào hành động tiếp theo của chính phủ các nước châu Âu.”
Nhà Trắng cho biết ông Trump đã có một cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Bảy và ông đã nhắc lại về “sự cần thiết cho một thỏa thuận toàn diện giải quyết tất cả các khía cạnh của hoạt động bất ổn của Iran ở Trung Đông”.
Trong một tweet vào ngày Chủ nhật, Tổng thống Trump đã viết: “Hãy nhớ rằng Iran đã hành xử như thế nào với Thỏa thuận Iran. Họ đang cố gắng chiếm lấy Trung Đông bằng bất cứ cách nào. Nhưng bây giờ, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra!”
Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận Iran đã làm các đồng minh châu Âu của Washington “không vui”, cùng lúc đó tạo ra một sự “hoang mang” cho thị trường dầu toàn cầu và làm tăng nguy cơ xung đột ở Trung Đông.
Bộ trưởng kinh tế Đức, Peter Altmaier, cho biết hôm Chủ nhật rằng Berlin sẽ cố gắng "thuyết phục chính phủ Mỹ thay đổi hành vi của mình". Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình cộng đồng ZDF, ông Altmaier lưu ý rằng Hoa Kỳ đã thiết lập thời hạn 90 ngày để các công ty nước ngoài tuân thủ lệnh trừng phạt và thời gian này có thể được sử dụng để thuyết phục Washington thay đổi quyết định.
Israel và Iran đã tham gia vào một cuộc trao đổi quân sự rộng rãi sau quyết định rời bỏ thỏa thuận này của Mỹ. Theo văn phòng của Tổng thống Pháp Macron, ông đã bày tỏ sự lo lắng về sự ổn định ở Trung Đông với ông Trump trong cuộc điện đàm hôm thứ Bảy.
Trong cuộc phỏng vấn của CNN, Bolton không trả lời trực tiếp khi được hỏi liệu ông Trump có đang tìm kiếm "sự thay đổi chế độ" ở Iran hay không hoặc liệu quân đội Mỹ có được yêu cầu tấn công trước vào bất kỳ cơ sở hạt nhân Iran nào hay không. "Tôi chỉ là cố vấn chứ không phải là người ra quyết định an ninh quốc gia", Bolton nói.
Ông cũng cho biết châu Âu vẫn “chưa hết bất ngờ” trước động thái của ông Trump. “Tôi nghĩ tại thời điểm này châu Âu vẫn còn sự ngạc nhiên khi nước Mỹ rút khỏi JCPOA và chuẩn bị nối lại các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt. Tuy nhiên, sự ngạc nhiên này sẽ sớm hết và chúng ta sẽ quan sát điều gì xảy ra tiếp theo”, Bolton nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.