Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Trẻ hoá” đội tàu biển
Điều này là đáng ghi nhận, bởi trong thời gian qua, đội tàu Việt Nam đã có bước cải thiện đáng kể, phát triển theo hướng chuyên dụng hóa, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước.
Bên cạnh đó, “độ tuổi” của đội tàu Việt Nam cũng từng bước “trẻ hoá” mạnh mẽ đạt 14,7 tuổi, giảm 0,2 tuổi so với năm 2017 và trẻ hơn 6,1 tuổi so với thế giới (theo số liệu của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), tuổi tàu bình quân của thế giới là 20,8 tuổi).
Trong đó, các tàu có độ tuổi trung bình trẻ nhất là tàu hàng tổng hợp 14,2 tuổi, tàu có độ tuổi cao nhất là tàu khí hóa lỏng 22,9 tuổi, tàu container 16,3 tuổi, tàu dầu hóa chất 16,4 tuổi.
"Đội tàu Việt Nam trẻ hóa trong thời gian qua là do quá trình tái cơ cấu đội tàu, số lượng tàu được đầu tư mới tăng lên”, báo cáo của Cục hàng hải nêu rõ.
Ngoài ra, số lượng chủ tàu biển Việt Nam cũng tăng đáng kể, hiện có khoảng 600 chủ tàu, trong đó có khoảng 60 - 70 chủ tàu có đội tàu có dung tích trên 14.000 tấn trở lên, còn lại là các chủ tàu tư nhân đa phần chỉ sở hữu có 1 hoặc 2 tàu. Điều này cho thấy, vận tải biển đang được đầu tư và quan tâm của nhiều đơn vị, doanh nghiệp.
Tuy vậy, cũng phải thừa nhận một thực tế, hiện đội tàu Việt Nam chưa đủ mạnh, vì mới chỉ đáp ứng được nhu cầu vận tải nội địa và vận tải hàng feeder tại một số nước trong khu vực, mà chưa tăng được thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đội tàu Việt đứng thứ 4 ASEAN
Một tín hiệu đáng mừng khác, tính theo số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) đó là, năm 2018, đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới.
Trong đó, số lượng tàu hàng tổng hợp có 819 tàu, chiếm tỷ trọng hơn 72,6%; tàu chở hàng rời có 99 tàu, chiếm 8,7%; tàu chở dầu có 150 tàu chiếm 13%; tàu chuyên dụng khí hóa lỏng có 16 tàu chiếm 1,4%; đội tàu container có 41 tàu chiếm 3,6%.
Theo Cục hàng hải Việt Nam, tính đến tháng 12/2018, đội tàu biển Việt Nam có 1.593 tàu (trong đó tàu vận tải hàng hóa là 1.128 tàu) với tổng dung tích 4,8 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu DWT. Còn số này bao gồm cả tuyến tàu vận tải ven biển.
Sự phát triển mạnh mẽ của đội tàu trong thời gian qua đã giúp tổng sản lượng vận tải biển tăng mạnh cùng với các thị phần khác được lấp đầy.
Cụ thể, năm 2018, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 144,6 triệu tấn, tăng 10,9% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 55,6% trong tổng lượng hàng hóa luân chuyển của tất cả các phương thức vận tải.
Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện đã đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời… Hàng hóa vận chuyển nội địa chủ yếu là các mặt hàng gia dụng, lương thực, than, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, container, xăng dầu, hàng hoá tổng hợp …
Ngoài ra, năm 2018, đánh dấu sự tăng trưởng 13,5% so với năm 2017 ở đội tàu dầu, khí hóa lỏng. Đây là cũng là thị trường giàu tiềm năng mà đội tàu Việt chưa khai thác hết.
Đối với vận tải biển quốc tế, đội tàu container Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một số tàu hàng rời đã vận tải hàng hóa trên các tuyến Châu Âu.
Đây là những tín hiệu khởi sắc, đáng ghi nhận từ đội tàu biển Việt Nam năm 2018, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới trong năm 2019.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.