Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
"Nga sẵn sàng (đối phó) với những biện pháp trừng phạt này, mà tôi nghĩ chắc chắn sẽ được đưa ra. Tôi không thể loại trừ các biện pháp trừng phạt đó và những cách thức đối phó với chúng đã được thảo luận hôm qua tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo Nga và Đức”, hãng tin Sputnik dẫn lời Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Vladimir Dzhabarov ngày 19/8.
Ông Dzhabarov nhấn mạnh rằng dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 không thể thất bại và "Mỹ đừng hy vọng sẽ lôi kéo được ai đó bằng thị trường khí đốt hóa lỏng của họ”.
Trước đó, tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ dẫn nguồn thạo tin cho biết Mỹ có thể tuyên bố áp trừng phạt mới đối với các công ty tham gia vào dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 trong vài tuần tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần lên tiếng phản đối dư án Dòng chảy phương Bắc 2 và đe dọa trừng phạt các công ty tham gia dự án cũng như những nhà xuất khẩu đường ống của Nga.
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến sử dụng 86% đường ống của dự án Dòng chảy phương Bắc hiện tại trước khi rẽ nhánh.
Đường ống này sẽ đi qua các vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển Baltic - Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức. Tổng giá trị đầu tư xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là 9,5 tỷ euro.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng việc thực hiện dự án sẽ không chỉ cải thiện hệ thống vận chuyển khí đốt của châu Âu, mà còn đa dạng hóa các tuyến đường cung cấp, giảm thiểu rủi ro vận chuyển và đáp ứng nhu cầu “nhiên liệu xanh” của các quốc gia trong khu vực.
Trong khi đó Mỹ phản đối dự án vì cho rằng điều này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc năng lượng của Đức vào Nga trong khi Ukraine lo ngại rằng đường ống này sẽ cho phép Nga loại Kiev khỏi vai trò trung chuyển.
Trước đó, ngày 18/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức cuộc hội đàm ở phía Bắc thủ đô Berlin để bàn về hàng loạt chủ đề, từ vấn đề Syria, Ukraine, Iran tới dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Người đứng đầu Đảng Dân chủ Xã hội Đức, bà Andrea Nales từng tuyên bố rằng Đức sẽ không từ bỏ thỏa thuận trong lĩnh vực chính sách năng lượng chỉ vì lập trường của Mỹ trong vấn đề này.
Xem thêm >> Hứng chịu loạt trừng phạt, kinh tế Nga vẫn chứng minh được 'sức đề kháng'
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.