Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngân hàng Mỹ (Bank of United States), tồn tại trong các khoảng thời gian từ 1791 - 1811 và 1814 - 1836, thực hiện một số chức năng của ngân hàng trung ương ở Mỹ.
Ngân hàng Mỹ I là ngân hàng tư nhân, được phép hoạt động 20 năm với số vốn ban đầu là 10 triệu đô la, trong đó 20% là do Chính phủ Mỹ cung cấp. Khi được thành lập, nó là ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Mỹ. Trụ sở chính của nó ở Philadenphia và có 8 chi nhánh ở các thành phố lớn
Ngân hàng Mỹ vừa là định chế nhận tiền gửi của Chính phủ Mỹ, vừa cung cấp các dịch vụ ngân hàng tư nhân. Ngân hàng này lớn đến mức hoạt động cho vay của nó tác động mạnh mẽ tới dự trữ và khả năng mở rộng tiền tệ của các ngân hàng bang. Năm 1811, nó không được cấp giấy phép liên tục hoạt động do các ngân hàng bang phản đối chính sách bảo thủ của ngân hàng Mỹ
Sau 5 năm không có ngân hàng nào thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương và do tình hình hỗn loạn có nguyên nhân ở những hoạt động ngân hàng quá mạo hiểm. Quốc hội Mỹ đã cấp giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Mỹ II vào năm 1815 với số vốn ban đầu là 35 triệu đô la.
Ngân hàng Mỹ II cũng thực hiện các chức năng như Ngân hàng Mỹ I, nhưng vấp phải những khó khăn nghiêm trọng về chính trị do mâu thuẫn giữa Tổng thống Mỹ và Thống đốc ngân hàng Mỹ II. Tổng thống khi đó là người thuộc phái dân túy nông nghiệp trong Đảng Dân chủ - một Đảng chống lại mọi hình thức kiểm soát tài chính tập trung. Khi giấy phép hết hạn vào năm 1836, nó không được phép tiếp tục hoạt động.
Trong khoảng gần 30 năm (cho đến khi có Đạo luật về Ngân hàng Quốc gia năm 1964), ở Mỹ không có cơ quan nào thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương và mãi cho đến năm 1913 khi có Đạo luật về Dự trữ Liên bang, nước Mỹ mới có ngân hàng trung ương thực sự
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.