Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hoàn thành 100 đường ngang cần chắn tự động trong năm 2018
Trước đó, theo Quyết định số 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép VNR cải tạo bổ sung 452 đường ngang biển báo thành có lắp cần chắn tự động và đường ngang có người gác, kinh phí dự kiến là 816,2 tỷ đồng.
Nhờ có nguồn vốn đó, năm 2018, kinh phí được bố trí để thực hiện nâng cấp, cải tạo 100 đường ngang (trong tổng số 452 đường ngang) là 170 tỷ đồng. VNR đã triển khai đấu thầu toàn bộ và sẽ hoàn thành trước vào cuối năm nay. Số kinh phí chưa được bố trí để thực hiện việc nâng cấp cải tạo 352 đường ngang còn lại và trả nợ khối lượng thi công là 646,2 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo VNR, số đường ngang còn lại nếu được bố trí vốn kịp thời, VNR sẽ triển khai và hoàn thành ngay trong năm 2018-2019. Vì vậy, VNR kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính xem xét, giải quyết, cân đối bố trí đủ 646,2 tỷ đồng trong năm 2018-2019 để thực hiện chuẩn bị đầu tư đảm bảo tiến độ nâng cấp, cải tạo 352 đường ngang còn lại.
Trước đó, VNR đã tiến hành rà soát, chọn lọc ưu tiên thực hiện nâng cấp cải tạo 100 đường ngang tại khu vực đông dân cư, có mật độ người và phương tiện qua lại lớn; các đường ngang có tầm nhìn hạn chế tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Với 100 đường ngang, ngành đường sắt dự kiến kinh phí thực hiện bình quân từ 1,68-2,2 tỷ đồng/một đuờng ngang sẽ góp phần tăng cường đảm bảo an toàn tại các đường ngang biển báo là điểm đen về tai nạn giao thông.
VNR đề xuất phương án thực hiện gộp từ 3-5 đường ngang thành một công trình (theo địa bàn quản lý tuyến đường sắt địa phương), dự kiến 100 đường ngang lập thành 20 công trình tương ứng với 8,4 tỷ đồng/một công trình.
Loay hoay với đường ngang tự phát
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cho biết, theo tính toán, giai đoạn 2017-2020, ngành đường sắt cần đến 1.700 tỷ đồng để có thể thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các đường ngang; xây dựng hàng rào cách ly, đường gom để đóng 2.000 lối đi dân sinh và nâng cấp cải tạo 452 đường ngang biển báo thành đường ngang lắp cần chắn tự động.
Theo ông Minh, Luật Đường sắt năm 2017 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2018, đến năm 2025 xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở (đường ngang dân sinh) qua đường sắt đồng thời quy định chi tiết và phân rõ chịu trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý hàng nghìn điểm đen đường sắt.
Đáng quan ngại, theo thống kê của VNR, hiện mạng lưới đường sắt Việt Nam có 5.719 giao cắt đồng mức, trong đó đường ngang chính tắc có 1.519, còn lại là 4.200 lối đi tự mở (chiếm 73,7% tổng số điểm giao cắt đồng mức đường bộ, đường sắt). Hiện nay, đường sắt chỉ có 654 rào chắn và gác chắn ở các đường ngang, hơn 800 đường ngang chưa có. Đây là những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông bất cứ lúc nào.
Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Trương Hòa Bình cho biết, đúng là rất khó kiểm soát tai nạn giao thông tại các đường ngang, bởi lẽ, số lượng lớn đường ngang bất hợp pháp quá lớn, cộng với ý thức của người tham gia giao thông không tốt.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị liên quan dứt khoát phải xóa sổ đường ngang bất hợp pháp; quyết liệt triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn đường sắt đồng thời lưu ý không chỉ sử dụng nguồn Quỹ Bảo trì đường bộ để xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mà trong năm 2019 cần tính toán để lại phần lớn tiền xử phạt vi phạm giao thông cho địa phương để xử lý điểm đen và hộ lan cho đường sắt.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.