Ngày càng nhiều đất nông nghiệp vào tay người Trung Quốc, Mỹ lo ngại điều gì?

Thanh Tú - 19/01/2024 13:47 (GMT+7)

(VNF) - Mỹ đang chứng kiến ngày càng nhiều vùng đất màu mỡ nhất của mình rơi vào tay người mua Trung Quốc và những người mua nước ngoài khác.

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, quyền sở hữu và đầu tư nước ngoài vào đất nông nghiệp, đồng cỏ và rừng của Mỹ đã tăng lên khoảng 40 triệu mẫu Anh vào năm 2021, tăng 40% so với năm 2016. Trong đó các thực thể từ Trung Quốc sở hữu tương đương 0,03% tổng diện tích đất nông nghiệp của Washington.

Ngày càng nhiều đất nông nghiệp vào tay người Trung Quốc.

Nhưng một phân tích được thực hiện bởi Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ (GAO) đã phát hiện ra sai sót trong dữ liệu, bao gồm cả việc đất đai lớn nhất có liên quan đến Trung Quốc được tính hai lần. Những thách thức khác bao gồm sự phụ thuộc của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) vào việc người nước ngoài tự báo cáo hoạt động của họ.

“Nếu không cải thiện các quy trình nội bộ của mình, USDA không thể báo cáo thông tin đáng tin cậy cho Quốc hội hoặc công chúng về địa điểm và số lượng đất nông nghiệp của Mỹ được người nước ngoài nắm giữ”, báo cáo cho hay.

GAO đã đưa ra sáu khuyến nghị, bao gồm việc USDA chia sẻ dữ liệu kịp thời và đầy đủ hơn với Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ, một hội đồng liên ngành do Bộ Tài chính đứng đầu chuyên xem xét các giao dịch kinh doanh nước ngoài.

Theo xếp hạng mới nhất của Land Report, ông Chen Tianqiao, người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn Trung Quốc Shanda Investment Group, là người nước ngoài sở hữu số đất rừng nhiều thứ hai tại Mỹ.

Số liệu công bố cho thấy ông Chen sở hữu 198.000 mẫu Anh (80.127ha) đất trồng rừng ở tiểu bang Oregon. Đứng trước ông Chen trong danh sách này là gia đình Irving (quốc tịch Canada) với hơn 1,2 triệu mẫu đất trồng rừng ở Maine.

Được biết, ông Chen, 50 tuổi, đã mua lại khu đất từ ​​Fidelity National Financial Ventures với giá 85 triệu USD vào năm 2015. Hồ sơ thuế ở Oregon vào tháng trước đã tiết lộ tên của chủ sở hữu hưởng lợi là Shanda Asset Management - một nhà thầu có trụ sở tại Mỹ của ông Chen.

Vấn đề chính trị nhạy cảm

Quyền sở hữu nước ngoài đối với đất của Mỹ, đặc biệt là đất dùng để trồng trọt, đã trở thành một vấn đề chính trị nhạy cảm trong những năm gần đây.

Vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn khi nhiều nhà đầu tư giàu có, cả nước ngoài và trong nước, bắt đầu để mắt tới những tài sản như đất nông nghiệp và các tài sản ở nông thôn ít biến động trong bối cảnh lạm phát và nhiều loại tài sản khác sụt giảm.

Ông Chen Tianqiao, người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn Trung Quốc Shanda Investment Group, là người nước ngoài sở hữu số đất rừng nhiều thứ hai tại Mỹ.

Giá trị trung bình của đất trồng trọt ở Mỹ đã tăng 8,1% vào năm ngoái và tăng hơn 1/3 kể từ năm 2020, theo USDA. Mức tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu lương thực và lạm phát cao nhưng cũng bởi sự quan tâm đến các tài sản quý hiếm, như các trang trại cổ điển ở phương Tây, mang lại tiềm năng giải trí cũng như lợi tức đầu tư.

Quyền sở hữu nước ngoài đối với đất trồng trọt của Mỹ đang thu hút sự chú ý từ Washington khi mối lo ngại gia tăng về các mối đe dọa có thể xảy ra đối với chuỗi cung ứng thực phẩm và các rủi ro an ninh quốc gia khác. Các nhà lập pháp đã kêu gọi trấn áp việc bán đất nông nghiệp cho Trung Quốc và các quốc gia khác.

Một số nhà lập pháp đã thúc đẩy các quy định quốc gia hạn chế đầu tư nước ngoài vào tài sản nông nghiệp của Mỹ. Thượng viện đã bỏ phiếu vào tháng 7 để cấm bán đất nông nghiệp vượt quá một diện tích hoặc giá trị nhất định cho người dân hoặc doanh nghiệp từ Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên, nhưng biện pháp này cuối cùng không được ký thành luật.

Mặc dù vậy, hiện tại, gần một nửa số bang tại Mỹ có một số hạn chế đối với quyền sở hữu nước ngoài.

Xem thêm >> Cuộc chiến chip: Đòn giáng của Mỹ lên Trung Quốc gây ‘tác dụng ngược’?

Theo Bloomberg, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

(VNF) - Để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đồng thời chinh phục mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược hàng đầu thế giới để sẵn sàng thay đổi, nâng cao năng lực để phát triển ngay từ sớm.

 'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

(VNF) - Báo cáo mới nhất của VEPR chỉ ra, tín dụng có dấu hiệu đông cứng khi tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 thấp nhất trong 10 năm qua dù lãi suất cho vay đã hạ rất thấp. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường cao gấp 1,5 lần so với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

(VNF) - Super Hi International, công ty điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Trung Quốc Haidilao trên thị trường quốc tế, đã phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tại Mỹ vào ngày 16/5.

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

(VNF) - Được xây dựng giữa trung tâm TP. Đà Nẵng nhưng bãi đỗ xe thông minh số 166 Hải Phòng với 173 vị trí đỗ xe chỉ lác đác được mấy xe vào gửi. Nguyên nhân chính khiến bãi đỗ xe này ế khách là do giá quá cao.

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

(VNF) - Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR, lại lịch sử để thấy rằng không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, chênh lệch giá vàng vẫn có những giai đoạn dài được kiểm soát, giá vàng trong nước và thế giới đồng pha gần như tuyệt đối.

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

(VNF) - Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái vừa được Bắc Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 75ha tại huyện Hiệp Hoà.

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

(VNF) - Kinh tế số đã chứng minh khả năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Với sự phát triển của các công nghệ mới như AI, 5G và Internet vạn vật (IoT), kinh tế số sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới và khẳng định vị thế là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

(VNF) - Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa ban hành quyết định về việc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.