'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
ZDF đã ủy quyền cho nhóm nghiên cứu thuộc đại học Mannheim tiến hành cuộc khảo sát. Theo đó, nhóm này đã phỏng vấn ngẫu nhiên qua điện thoại 1.200 người dân trên khắp nước Đức từ ngày 15-17/ 5.
Theo kết quả, tới 82% người Đức tin rằng Hoa Kỳ không phải là một đối tác đáng tin cậy khi đề cập tới việc hợp tác chính trị, chỉ có 14% cho rằng nên tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ và 4% còn lại không đưa ra nhận định cụ thể.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 10/5 tuyên bố: "Đã không còn việc Mỹ chỉ đơn giản là bảo vệ chúng ta, châu Âu phải tự quyết định số phận của mình, đó là nhiệm vụ của tương lai. Thời đại dựa dẫm vào người khác của chúng ta không còn nữa, chúng ta hiểu rõ điều đó trong vài ngày qua".
Theo bà Merkel, các thành viên Liên minh châu Âu (EU) "phải biết rằng chúng ta đến lúc cần phải chiến đấu cho tương lai, cho số phận chung như là người châu Âu".
Phát biểu bất ngờ của Thủ tướng Đức được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran lịch sử, còn gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), bất chấp những nỗ lực cứu vãn thỏa thuận từ các đồng minh truyền thống của Washington trong đó có Đức, Pháp và Anh.
Trước đó, nhà lãnh đạo Đức đã khẳng định Berlin là một phần của JCPOA, vốn được ký kết giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và Đức). Bởi vậy, nước này sẽ tiếp tục duy trì thỏa thuận và sẽ nỗ lực hết sức để Iran vẫn tuân thủ trách nhiệm theo những cam kết đã ký.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 9/5, Thủ tướng Merkel đã lên án việc Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, khẳng định thỏa thuận đã ký kết vào năm 2015 là khung pháp ký quan trọng nhất để đảm bảo Tehran không phát triển vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, đa số (65%) người Đức vẫn lạc quan rằng các nước còn lại của thỏa thuận Iran, gồm Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nga sẽ vẫn tiếp tục thực thi cam kết trong thỏa thuận hạt nhân Iran. Mặt khác, 28% người tham gia khảo sát tỏ ra hoài nghi rằng thỏa thuận vẫn có thể thể tiếp tục mà không có Washington.
Trong khi đó, những người tham gia khảo sát cũng được hỏi về việc liệu Nga có phải là một đối tác đáng tin cậy hay không, có tới 36% người Đức tỏ ra tin tưởng vào Moscow hơn đồng minh Washington.
Trong một diễn biến liên quan mới nhất, ngày 25/5 tới, Ủy ban chung giám sát việc thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ tổ chức một cuộc họp tại thủ đô Vienna, Áo, theo yêu cầu của Iran. Tương lai thỏa thuận sẽ đi về đâu và lợi ích của các bên liệu có được đảm bảo như thế nào sẽ là nội dung chính của cuộc họp.
Ủy ban chung được 6 cường quốc thế giới (bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) cùng với Iran và Liên minh Châu Âu (EU) vốn được thành lập nhằm giải quyết mọi khiếu nại về việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Dự kiến, Ủy ban này sẽ nhóm họp vào ngày 25/5 tới theo đề nghị của Iran mà không có sự tham gia của Mỹ.
Bên lề một phiên họp kín của Quốc hội Iran ở thủ đô Tehran, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi cho biết, Iran và các đối tác còn lại sẽ thảo luận chi tiết các hậu quả từ quyết định của Mỹ trong việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, cũng như việc các bên còn lại của thỏa thuận sẽ tiếp tục thực thi cam kết như thế nào.
Hiện các nước Châu Âu cùng Trung Quốc, Nga đều thể hiện “thiện chí” muốn ở lại thỏa thuận đã ký với Iran hồi năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là Mỹ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để trừng phạt Iran cùng các đối tác “làm ăn” với quốc gia Trung Đông này. Điều nay sẽ khiến cho chính châu Âu, vốn là đồng minh của Mỹ cũng như các doanh nghiệp của “lục địa già” này sẽ gặp nhiều ảnh hưởng.
Xem thêm >> Ông Putin kêu gọi rút quân, Iran quyết 'bám trụ' ở Syria
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.