'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thị trường bất động sản Quảng Nam - Đà Nẵng hiện nay gần như đóng băng sau giai đoạn sốt nóng do nhà đầu tư ở khắp các nơi đổ về đầu tư rồi ngưng lại từ năm 2019 và bị bồi thêm bởi dịch Covid-19. Không có dự án mới trong khi các dự án cũ vẫn tồn tại các vấn đề về thủ tục pháp lý, doanh nghiệp bất động sản tại khu vực này gần như ngưng trệ, kéo theo đó là kết quả kinh doanh đầy ảm đạm hoặc/và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị thâm hụt nặng.
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp phải tìm cách xoay xở để bù đắp dòng tiền thiếu hụt cũng như tìm kiếm động lực kinh doanh mới. Chẳng hạn như trường hợp của Công ty Cổ phần Địa ốc First Real, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 đã thông tin muốn lấn sân sang lĩnh vực Y tế. Công ty này nhận định nhu cầu về khám, chữa bệnh của khu vực miền Trung nói chung và Quảng Nam - Quảng Ngãi rất cao. Hoặc như trường hợp của Công ty Cổ phần Nhà Đà Nẵng, doanh nghiệp này đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán,
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính về thực trạng trên, TS. Võ Duy Nghi, chuyên gia kinh tế, đánh giá đây là thực trạng chung của thị trường bất động sản cả nước chứ không riêng gì bất động sản Quảng Nam - Đà nẵng. Trên phương diện kinh tế vĩ mô, theo TS. Võ Duy Nghi, nền kinh tế toàn cầu ghi nhận một đợt hồi phục ngắn sau đại dịch Covid-19, sau đó lại tiếp tục rơi vào suy thoái, ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bất động sản.
Trước tình trạng khó khăn trên, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ về tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, giãn thời hạn nộp thuế, giảm lãi vay ngân hàng... để vực dậy lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản cả nước nói chung và Quảng Nam - Đà nẵng nói riêng hiện nay vẫn rơi vào tình trạng thua lỗ, tác động tiêu cực tiêu cực đến đời sống kinh tế cũng như thu ngân sách của 2 tỉnh.
Cũng theo TS. Võ Duy Nghi, hàng chục năm nay, giá bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam đã bị chính các doanh nghiệp bất động sản cũng như các nhà đầu tư đẩy lên cao quá mức, trong khi đó, nhu cầu thực tế lại không cao. Bên cạnh đó, rất nhiều dự án bất động sản ở Quảng Nam và Đà Nẵng vi phạm pháp luật, khiếu kiện kéo dài dẫn đến người mua mất lòng tin trong việc đầu tư các dự án ở khu vực này.
Khó khăn chưa dừng ở đó, khi các ngân hàng siết chặt điều kiện vay và lãi suất cho vay cao nên các nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn để vay mua bất động sản. “Trong lúc chờ thị trường bất động sản ấm lại, việc các doanh nghiệp ngành này chuyển sang kinh doanh một số lĩnh vực khác là điều bình thường và tất yếu trong kinh doanh. Việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh là một chiến lược khôn ngoan trong lúc này để phân tán rủi ro. Đồng thời, việc này còn giúp tìm kiếm thêm lợi nhuận ở những ngành nghề mới có liên quan hoặc không liên quan đến bất động sản”, chuyên gia nhận định.
Đưa ra lời khuyên dành cho các doanh nghiệp bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam trong hoàn cảnh hiện nay, TS. Võ Duy Nghi cho rằng: “Các doanh nghiệp bất động sản phải tự thân vận động, tự cứu mình trước khi nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền. Trước hết phải minh bạch các điều kiện pháp lý của dự án để lấy lòng tin từ khách hàng. Các doanh nghiệp cũng cần cắt giảm chi phí quản lý để giảm giá bán sản phẩm, thậm chí có thể chấp nhận cắt lỗ để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn”.
Chuyên gia lưu ý thêm rằng trong điều kiện hiện nay, thị trường là của người mua nên giá cả và tính pháp lý của dự án là 2 yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp bất động sản có thể bán được sản phẩm. Các doanh nghiệp nên tập trung vào các phân khúc như: Nhà ở xã hội, các dự án có giá bán phù hợp với tầng lớp công nhân viên chức, người lao động có thu nhập thấp…
TS. Võ Duy Nghi nhấn mạnh giai đoạn này, các doanh nghiệp bất động sản Đà Nẵng - Quảng Nam vẫn đối diện với nhiều vấn đề pháp lý như công tác giải phóng mặt bằng, giá đất bồi thường, quy định tái định cư… Trong đó, đáng chú ý là bất cập trong quy định yêu cầu doanh nghiệp phải đóng chi phí giải phóng mặt bằng và tiền sử dụng đất cùng lúc, trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về tài chính, khó tiếp cận nguồn vốn vay; trong khi đó, chi phí giải phóng mặt bằng chỉ được hoàn trả sau khi nghiệm thu thanh toán.
“Thực tế cho thấy, thời gian hoàn trả chi phí giải phóng mặt bằng có những dự án kéo dài tới 5-10 năm, chiếm dụng nguồn vốn của doanh nghiệp rất lớn, ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp trong khi đó doanh nghiệp phải trả lãi vay ngân hàng”, TS. Võ Duy Nghi cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.