Nhà đầu tư ngoại rút tiền ồ ạt: Dấu hiệu đáng ngại của kinh tế Trung Quốc
(VNF) - Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút một lượng tiền kỷ lục khỏi Trung Quốc trong quý II, cho thấy một dấu hiệu đáng ngại khác về "sức khoẻ" của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo dữ liệu do Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (Safe) công bố, nợ đầu tư trực tiếp (direct investment liability) của Trung Quốc trong cán cân thanh toán đã giảm gần 15 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay.
Nói cách khác, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút kỷ lục 15 tỷ USD khỏi Trung Quốc chỉ trong quý II, đánh dấu lần thứ hai con số này chuyển sang mức âm.
Tính trong vòng 6 tháng đầu năm, các nhà đầu tư ngoại đã rút khoảng 5 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc.
Nếu tình trạng suy giảm tiếp tục trong suốt năm 2024, đây sẽ là lần đầu tiên dòng vốn đầu tư chảy ròng ra kể từ năm 1990, khi dữ liệu so sánh bắt đầu được thu thập.
Dữ liệu của Safe, theo dõi dòng tiền ròng, có thể phản ánh xu hướng lợi nhuận của các công ty nước ngoài, cũng như những thay đổi về quy mô hoạt động của họ tại Trung Quốc.
Theo đó, các công ty đa quốc gia có nhiều lý do hơn để giữ tiền mặt ở nước ngoài so với ở Trung Quốc, vì các nền kinh tế tiên tiến đã tăng lãi suất trong khi Bắc Kinh đã hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế.
Nhà đầu tư ngoại bắt đầu "ngại" gần Trung Quốc?
Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm mạnh trong những năm gần đây, sau khi đạt mức kỷ lục 344 tỷ USD vào năm 2021.
Tăng trưởng kinh tế yếu, cộng thêm những căng thẳng địa chính trị gia tăng đã khiến một số công ty phải giảm mức độ tiếp xúc của mình với thị trường tỷ dân.
Bên cạnh đó, sự chuyển dịch nhanh chóng sang xe điện ở Trung Quốc cũng khiến các công ty ô tô nước ngoài trở tay không kịp, khiến một số công ty phải rút lui hoặc thu hẹp quy mô đầu tư.
Sự sụt giảm này diễn ra bất chấp những nỗ lực ngày càng tăng của Bắc Kinh nhằm thu hút và giữ chân đầu tư nước ngoài, sau mức tăng nhỏ nhất được ghi nhận vào năm 2023.
Số liệu trước đó từ Bộ Thương mại cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài mới vào Trung Quốc trong nửa đầu năm 2024 là thấp nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài, khi đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc cũng đạt kỷ lục khi các công ty gửi 71 tỷ USD ra nước ngoài trong quý II, tăng hơn 80% so với mức 39 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2023.
Sự gia tăng đầu tư này phần lớn hướng vào các dự án như xe điện và nhà máy sản xuất pin.
Dữ liệu do Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước công bố cũng cho thấy sự chênh lệch ngày càng lớn trong cách đo lường thặng dư thương mại của Trung Quốc, đạt mức kỷ lục 87 tỷ USD trong quý II và gần 150 tỷ USD trong nửa đầu năm.
Sự chênh lệch này đã được Bộ Tài chính Mỹ nêu bật vào đầu năm nay, thúc giục Trung Quốc giải thích về những khác biệt đáng kể trong số liệu thương mại.
Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự khác biệt này chủ yếu là do “các phương pháp khác nhau được sử dụng để ghi chép xuất nhập khẩu hàng hóa”.
PBOC biến lời đe dọa thành hành động, thị trường trái phiếu Trung Quốc 'rung chuyển'
- Chân dung ông chủ bán hàng online lên ngôi giàu nhất Trung Quốc 11/08/2024 07:15
- Tiết lộ lý do Trung Quốc ngừng mua vàng suốt 3 tháng 08/08/2024 04:47
- Trung Quốc phát hiện mỏ khí đốt cực lớn ở Biển Đông 08/08/2024 11:03
Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.