Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chị Nam Thu (Đống Đa, Hà Nội) cho hay, cuối năm 2019, chị đầu tư 2 căn condotel tại Nha Trang và Đà Nẵng. Mỗi căn hộ 60m2, có giá 1,6 tỷ đồng, cộng thêm các chi phí sửa nhà, mua sắm đồ đạc, tổng số tiền đầu tư gần 2 tỷ đồng/căn. Sau khi nhận bàn giao, đầu năm 2020 chị sửa sang căn hộ, tính cho thuê thì dính ngay dịch COVID-19 nên không có khách.
Chị Thu chia sẻ, chị đang vay ngân hàng 2 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm. Gia đình chị không gánh nổi khoản tiền để trả ngân hàng mỗi tháng, vì cả năm 2020 đã “cắn răng” chịu thua lỗ. Do đó, chị quyết định bán bớt 1 căn condotel ở Nha Trang. Tuy nhiên, đến nay dù cắt lỗ vẫn không có khách hỏi mua.
Còn chị Ly Nguyễn (Long Biên, Hà Nội) mấy tháng nay liên tục đăng bán căn hộ condotel ở Mũi Né (Phan Thiết) trên các trang mua bán và mạng xã hội. “Tình hình dịch không biết bao giờ kết thúc nhưng càng để lâu, tôi càng phải gồng mình trả lãi trả ngân hàng. Hai vợ chồng cãi nhau chỉ vì mãi không bán được để thoát lỗ”, chị Nguyễn nói.
Tại Nha Trang, theo khảo sát của Batdongsan.com, nhiều condotel trên đường Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng… đang được rao bán cắt lỗ phổ biến từ 100 đến 300 triệu đồng/căn. Cá biệt có những căn condotel trên đường Lê Thánh Tôn chấp nhận cắt lỗ 400-500 triệu đồng cũng chưa có người mua.
Tại Đà Nẵng, trên các đường Lý Thường Kiệt, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Ngô Quyền… nhiều chủ sở hữu của loại hình sản phẩm bất động sản này đang rao bán cắt lỗ phổ biến từ 200 đến 300 triệu đồng/căn.
“Ðợt dịch Covid-19 lần thứ tư một lần nữa gây tác động nặng nề cho ngành dịch vụ lưu trú, một số khách sạn thậm chí phải tạm ngưng phục vụ một số tiện ích. Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nhận được nhiều yêu cầu hủy phòng hoặc thay đổi ngày lưu trú. Lúc này chỉ còn trông đợi vào những nỗ lực của Chính phủ trong việc khoanh vùng và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh để kích hoạt lại ngành kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng trong mùa cao điểm tới”. Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương |
Một chủ đầu tư dự án căn hộ nghỉ dưỡng ở Nha Trang than thở, mặc dù mở bán từ cuối năm 2019, nhưng hiện mới bán được 350 căn trong tổng số 550 căn condotel. Chủ đầu tư này cho biết, do mở bán đúng vào thời điểm một dự án ở Đà Nẵng xù cam kết lợi nhuận khách hàng, cùng với pháp lý chưa rõ ràng nên khách hàng rất thờ ơ. Cộng thêm đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 ập tới nên số lượng căn còn lại không thể tiêu thụ được.
“Nếu tình trạng này kéo dài thì doanh nghiệp không chắc có cầm cự được không. Bởi dự án đã xây xong nhưng chưa bán được hết, trong khi tiền vay ngân hàng thì lãi mẹ đẻ lãi con, những căn hộ bàn giao cũng vắng khách, khiến khó khăn chồng chất”, đại diện doanh nghiệp này giãi bày.
Mới đây, nhiều nhà đầu tư đã đến trụ sở của một chủ đầu tư dự án condotel tại Quảng Ninh để đòi lợi nhuận được cam kết trước đó. Theo phản ánh của nhiều khách hàng, từ hơn 1 năm nay chủ đầu tư không trả lợi nhuận như cam kết với khách hàng.
"Lúc mua thì chủ đầu tư cam kết 12%/năm. Họ chi trả được vài tháng đầu. Nhưng từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh xảy ra, chủ đầu tư trì hoãn việc trả lãi suất mà thay vào đó là voucher nghỉ dưỡng. Nhiều lần đấu tranh nhưng khách hàng không nhận được gì, bởi chủ đầu tư lấy lý do khó khăn vì dịch bệnh và hứa trả khi dịch hết”, một khách hàng mua condotel nói.
Trải qua cả năm 2020, do vướng pháp lý và là dịch Covid-19, lượng dự án bất động sản nghỉ dưỡng được chào bán ra thị trường rất ít. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý IV/2020 chỉ có 79 căn biệt thự nghỉ dưỡng được chấp thuận nghiệm thu.
Phải đến quý I/2021, thị trường này mới bật tăng trở lại với 884 condotel được chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nguồn cung tăng nhưng thị trường lại gặp khó về đầu ra bởi dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2021 và kéo dài cho đến nay.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), chia sẻ, tình trạng thị trường condotel gặp khó xuất phát từ một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng, khiến hầu hết các cơ sở du lịch đều hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa.
Chính sách của chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng nói chung liên quan đến loại hình căn hộ du lịch chưa có thay đổi gì đáng kể. Đặc biệt là vấn đề về pháp lý khiến nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương đang gặp phải vướng mắc nên chưa thể khởi động đầu tư xây dựng.
“Chính những hạn chế như trên đã khiến bất động sản du lịch nói chung và condotel nói riêng chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào bất động sản du lịch”, ông Đính nói.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương cho biết, trước khi có làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 ở Việt Nam, nhiều resort gần như không còn phòng trống trong dịp lễ. Tuy nhiên, sự tái bùng phát dịch lần thứ tư ngay khi khởi động mùa cao điểm du lịch hè đã giáng đòn mạnh vào ngành nghỉ dưỡng vốn đã gặp nhiều khó khăn suốt năm 2020, khiến đà hồi phục của thị trường trong mùa cao điểm du lịch cuối tháng 4 đầu tháng 5 bị chặn đứng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.