'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo “Phương hướng phát triển kinh tế xã hội bảo đảm quốc phòng vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045” của Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 342.000 tỷ (ngân sách trung ương đã bố trí khoảng 60.800 tỷ) và giai đoạn 2026 - 2030, khoảng 396.500 tỷ.
Trong đó, tập trung hoàn thiện đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cao tốc nối TP. HCM với các cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng và các tuyến liên kết Vùng Đông Nam bộ. Để khai thác lợi thế phát triển hạ tầng đồng bộ, cần ưu tiên tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc về phát triển NƠXH.
Theo các chuyên gia, điều thuận lợi là liên kết vùng sẽ đưa đến khả năng có các quỹ đất dự án với các vị trí có đủ cơ sở hạ tầng đặc trưng dành cho người thu nhập thấp, nhất là hệ thống giao thông sẽ tiếp cận từ trung tâm đô thị đến nhà máy, nơi công nhân, người lao động làm việc mà khu vực TP. HCM là một ví dụ.
Theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, ngoài 2 tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4 – TP. HCM còn có 5 tuyến cao tốc. Cụ thể, 2 tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP. HCM - Trung Lương đã khai thác; 1 tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang triển khai; 1 tuyến TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và 1 tuyến TP. HCM đang giai đoạn nghiên cứu. Tất cả 5 tuyến cao tốc hướng tâm này đều có điểm đầu kết nối với các tuyến Vành đai TP. HCM.
Bên cạnh đó, để tăng tính kết nối giữa Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Vùng Tây Nam Bộ, Vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh khu vực biên giới Campuchia và các tỉnh miền Trung, các tuyến đường sắt cũng sẽ được đề xuất nghiên cứu xây dựng. Cụ thể, xây dựng mới đường sắt Sài Gòn - Cần Thơ; xây dựng mới đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh và kết nối Campuchia để kết nối các nước ASEAN; xây dựng mới tuyến đường sắt tránh TP. Biên Hòa về phía Nam và xây dựng đoạn Bình Triệu Hòa Hưng thành đường sắt trên cao; xây dựng đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu; nghiên cứu xây dựng mới đường sắt đôi TP. HCM - Tây Ninh định hướng kéo dài đến cửa khẩu Mộc Bài và cửa khẩu Xa Mát; nghiên cứu xây dựng đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành; và phát triển các tuyến đường sắt vận chuyển khách nội, ngoại ô TP. HCM.
Theo TS Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM, liên kết vùng là một giải pháp thiết thực hiện nay, liên kết để tái phân công và phối hợp trên quy mô vùng, cả trong đột phá về thể chế, đột phá về phát triển nhân lực và đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng, cũng là lực hút các chủ đầu tư phát triển các dự án NƠXH.
Theo Sở Xây dựng TP. HCM, nhu cầu NƠXH trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 lũy kế dự kiến là 244.550 đối tượng, khả năng thành phố sẽ phát triển 30.500 căn hộ. Giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu là khoảng 239.100 đối tượng, khả năng dự kiến phát triển 50.000 căn hộ.
Tuy nhiên, hiện quản lý phát triển NƠXH còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ, các quy định pháp luật, thủ tục đầu tư xây dựng NƠXH phải thực hiện thêm nhiều khâu mà dự án nhà ở thương mại không phải thực hiện, gồm xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, sau đó thực hiện thủ tục miễn tiền sử dụng đất; thẩm định giá bán, giá thuê mua, giá thuê NƠXH; xác nhận đối tượng...
Sở Xây dựng mới đây có công văn kiến nghị UBND TP tháo gỡ vướng mắc cho ba dự án NƠXH đang gặp những vướng mắc pháp lý khác nhau không thể khởi công, gồm dự án NƠXH số 4 Phan Chu Trinh (phường 12, quận Bình Thạnh) diện tích 12.100 m2, dự kiến xây 805 căn; dự án NƠXH chung cư Tanimex (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) với quy mô 472 căn hộ; dự án NƠXH Lê Thành Tân Kiên giai đoạn 1 (huyện Bình Chánh) diện tích 23.100,8 m2, quy mô 1.456 căn hộ NƠXH cho thuê. Dự kiến nếu được khởi công và hoàn thiện, ba dự án này sẽ cung ứng 2.778 căn hộ.
Giám đốc Công ty Tư vấn và Quản lý Bình Minh, ông Trần Văn Hùng cho rằng, hiện số doanh nghiệp tham gia phát triển NƠXH khá ít, trở ngại lớn nhất có lẽ là thủ tục hành chính kéo dài, nhiều vướng mắc pháp lý khiến các cơ quan liên quan đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, trong khi lợi nhuận chưa đủ sức hấp dẫn để đầu tư.
Còn theo UBND tỉnh Đồng Nai, NƠXH là vấn đề được cả hệ thống chính trị trong tỉnh chú ý phát triển. Toàn tỉnh hiện có 32 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất 10.270 ha; trong đó, 31 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Tổng số người lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở hiện nay khoảng 410.000 người. Sắp tới, nhiều khu công nghiệp mới sẽ được đầu tư, số lượng công nhân và nhu cầu nhà ở cho công nhân sẽ tiếp tục tăng mạnh, dự báo đến năm 2025 nhu cầu về chỗ ở công nhân khoảng 450.000 người.
Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất của các dự án NƠXH hiện nay là quy trình, thủ tục. Vì vậy, cần nhanh chóng thống nhất bộ quy trình, thủ tục với các dự án NƠXH, nên chọn 1 - 2 dự án thí điểm việc rút ngắn thời gian, đơn giản thủ tục.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho biết, tỉnh Đồng Nai đang mời gọi các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, kinh nghiệm đầu tư các dự án NƠXH có chất lượng tốt, giá cả phù hợp để công nhân, người lao động có đủ khả năng mua nhà trả góp trong 15 - 20 năm. Tỉnh sẽ tính toán kỹ đưa vào quy hoạch đến năm 2030, bố trí đủ quỹ đất làm nhà cho người thu nhập thấp, các căn hộ khi hoàn thiện phải phù hợp, có không gian, phúc lợi đầy đủ.
Còn Sở Xây dựng TP. HCM kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu đơn giản hóa các thủ tục đầu tư dự án NƠXH. Trường hợp vượt thẩm quyền, kiến nghị Bộ Xây dựng có báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được xem xét giải quyết. Hiện một số dự án phát triển nhà ở thương mại, phát triển đô thị quy mô sử dụng đất từ 2 - 10 ha xin điều chỉnh gia hạn thời gian thực hiện, thì khi thực hiện điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án theo pháp luật về đầu tư, kiến nghị vẫn thực hiện nghĩa vụ NƠXH theo quy định pháp luật về NƠXH tại thời điểm được chấp thuận đầu tư trước đây.
Theo ông Trần Văn Hùng, trong nhiều năm qua, TP. HCM đã ban hành kế hoạch đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn cung NƠXH. Mục tiêu an sinh xã hội với một triệu căn NƠXH có ý nghĩa rất quan trọng đến vị thế đầu tàu nền kinh tế của cả nước mà TP. HCM đang nắm giữ. Đây là lúc UBND TP. HCM, UBND quận - huyện và các sở - ngành triển khai lựa chọn những dự án hạ tầng trọng điểm, kết nối với chủ dự án tiềm năng để thực hiện đầu tư NƠXH theo hình thức PPP một cách hiệu quả, thiết thực nhất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.