Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tối 18/10, Thủ tướng Suga cùng phu nhân Mariko và đoàn quan chức cấp cao Nhật Bản đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga kể từ khi ông nhậm chức. Ông cũng là nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một nền kinh tế lớn hàng đầu đến Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Chuyến thăm của ông Suga diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản, Việt Nam cũng như các nước đều tìm cách thúc đẩy hợp tác kinh tế để hồi phục sau những ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo Nikkei, chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể sẽ thúc đẩy các nền kinh tế phát triển đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, quốc gia có thỏa thuận thương mại mới với Liên minh châu Âu (EU) và đang đàm phán một thỏa thuận riêng với Anh, trong khi Mỹ cũng đang thể hiện sự quan tâm như một đối tác tiềm năng.
Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam. Tính lũy kế đến cuối năm 2019, Nhật Bản là quốc gia có số vốn FDI vào Việt Nam lớn thứ hai, chỉ sau Hàn Quốc. Nhật Bản cũng là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc.
Thêm vào đó, Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mối quan hệ giữa hai nước cũng ngày càng gắn kết, với hơn 400.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản.
Nhật Bản đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu nguy cơ do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có việc giảm sự phụ thuộc vào khẩu trang y tế nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy các gói hỗ trợ doanh nghiệp nước này nhằm chuyển dịch hoạt động sản xuất đến khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay, đã có 30 doanh nghiệp Nhật Bản trong các lĩnh vực như sản xuất thiết bị bảo hộ y tế, linh kiện động cơ ô tô, đủ điều kiện nhận hỗ trợ và một nửa trong số này đang hoạt động tại Việt Nam.
Sáng 19/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Nhật Bản Suga Yoshihide đã chứng kiến lễ ký kết 12 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực, gồm kỹ thuật số, môi trường, năng lượng, cơ sở hạ tầng.
Thủ tướng Nhật Bản cho biết Việt Nam hiện là Chủ tịch ASEAN, cũng là là đối tác quan trọng của Nhật Bản và đóng vai trò trọng yếu khi Nhật Bản tiến hành chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Đồng thời, ông Suga khẳng định cả Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam với dự án tiêu biểu của dự án cơ sở hạ tầng là dự án đường sắt đô thị TP. HCM.
Xem thêm >> Kinh tế Trung Quốc hồi phục mạnh sau đại dịch, tăng gần 5% trong quý III
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.