Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, cho hay thông tin nới room tín dụng rất được ông và các nhà thầu quan tâm. Khi thị trường bất động sản (BĐS) ấm lên, duy trì tích cực thì ngành xây dựng sẽ có việc làm. "Chủ đầu tư mà không vay được vốn để hoạt động kinh doanh thì cũng không thể trả nợ cho các nhà thầu, kéo theo khó khăn dây chuyền. Với các dự án tốt, chủ đầu tư uy tín thì không có lý do gì kiểm soát chặt", ông Hải nói.
Ông Hải cũng cho rằng, "nới" cho các đối tượng mua nhà nhu cầu ở thực là cần thiết, thúc đẩy thị trường. "Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển cũng đã nêu rõ không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước. Vốn ngân hàng cứ để đó thì gây lãng phí rất lớn về nguồn lực xã hội và gây khó khăn cho chính hệ thống ngân hàng", ông Hải nhấn mạnh.
Anh Trần Văn Tiến, Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần xây dựng Binh Minh tại quận 12 chia sẻ, nguồn vốn bị chiếm dụng của nhà thầu trong vài năm gần đây rất lớn, chủ yếu là từ các chủ đầu tư BĐS. Tình trạng này nếu kéo dài do dòng tiền bán hàng từ dự án gặp khó khăn thì có thể khiến nhiều nhà thầu thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. “Với việc nới room, hy vọng dòng tiền sẽ được khơi thông phần nào”, anh Tiến nói.
Thực tế cho thấy, báo cáo tài chính của nhiều tập đoàn xây dựng hay sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đang có dòng tiền âm kéo dài, gây ảnh hưởng toàn diện đến tiến độ dự án và hệ quả cuối cùng là nguồn cung BĐS ra thị trường - vốn đang rất thấp - có nguy cơ tiếp tục thắt chặt
Chị Nguyễn Thị Thương, giám đốc sàn môi giới BĐS Ngày Mới ở khu vực Hồ Tràm, cho hay cách đây vài tuần lượng khách bán tháo do không xoay được tiền đóng theo tiến độ một dự án, vay ngân hàng khó khăn vì bị 'siết room'. Vài hôm nay, hiện tượng này đang dừng lại và khách hàng mới bắt đầu quan tâm tới lượng các căn hộ tồn kho của chủ đầu tư do hy vọng vay được tiền từ các tổ chức tín dụng.
“Việc nới hạn mức tín dụng cho một số tổ chức tín dụng trong bối cảnh hiện này là rất cần thiết. Thời gian qua, ngân hàng dừng giải ngân do hết room khiến sàn giao dịch đìu hiu. Hiện nay, tâm lý khách hàng đã ổn hơn và hy vọng các sàn giao dịch sẽ tăng được doanh số vào những tháng cuối năm”, chị Thương chia sẻ.
Còn đại diện kinh doanh tập đoàn Nam Long cho biết, nhiều doanh nghiệp mạnh, có uy tín không hẳn là khó khăn về vốn nhưng người mua nhà để ở cần vay mà khó, hoặc mức lãi suất cao hơn là có thật. Việc nới room tín dụng để đáp ứng các nhu cầu vay vốn cuối năm của khách hàng sẽ giải tỏa được lượng hồ sơ đăng ký vay đang tồn đọng.
“Doanh nghiệp vẫn mong muốn ngân hàng nhà nước hỗ trợ nới room thêm, chính sách tín dụng thắt chặt quá làm tăng sự mất cân đối cung - cầu BĐS, dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường BĐS giảm, nợ xấu theo đó tăng, chứng khoán giảm, giảm đà phục hồi kinh tế”, vị đại diện này chia sẻ.
Thị trường BĐS sẽ sôi động hơn khi nhận được hỗ trợ từ ngành ngân hàng
Chuyên gia BĐS Lê Minh Nghĩa cho biết khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thông báo chính thức nới room tín dụng thì nhiều diễn đàn nhà đất đã liên tục chia sẻ các bài viết về khả năng nới room như một tín hiệu tích cực đối với thị trường các tháng cuối năm. Bởi trong bối cảnh thị trường "trầm" hẳn sau động thái siết tín dụng thì thông tin này đem nhiều kỳ vọng cho cả người mua nhu cầu ở thực, nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp.
“Thị trường BĐS của nước ta bị tác động bởi yếu tố tâm lý của nhà đầu tư rất lớn. Thậm chí nhiều người gửi tiền vào ngân hàng bắt đầu có động thái tính toán mua sản phẩm hợp lý. Dòng tiền tốt hơn thì kỳ vọng thị trường sẽ mau hồi sức hơn sau một thời gian trầm lắng”, ông Nghĩa nói.
Nhóm chuyên gia Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng nhận định, việc nới room tín dụng sẽ hỗ trợ thị trường BĐS. Cụ thể, KBSV đánh giá động thái này phần nào sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp BĐS theo 2 góc độ. Góc độ thứ nhất, các doanh nghiệp có nguồn tiền mới để vay đảo phần nợ trái phiếu đến hạn. Tuy nhiên phương án này chỉ áp dụng được đối với các doanh nghiệp có dự án mới và còn tài sản đảm bảo chất lượng tốt. Thứ hai, thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ ấm trở lại vào các tháng cuối năm khi dòng tín dụng được khai thông, doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng tồn kho, có thêm nguồn tiền để trả nợ.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng ở hầu hết các quốc gia, BĐS dưới dạng chung cư, nhà phố, người mua không sử dụng thì chủ đầu tư có thể thuê lại và kinh doanh cho thuê. Tuy nhiên, sản phẩm đều ở trạng thái hoàn chỉnh. Riêng ở Việt Nam rất nhiều dự án chỉ bán nhà xây thô. Điều này cần phải xem lại cách thức kiến tạo sản phẩm, bởi khi hàng ứ đọng thì đồng nghĩa với việc nguồn vốn lớn sẽ “chôn” vào đất, chủ đầu tư lẫn người mua hoàn toàn không có dòng tiền.
Còn bà Lê Trần Thư, giám đốc tài chính của một công ty BĐS ở TP. HCM, cho rằng ở Việt Nam chủ đầu tư hiện trông chờ vào vốn từ nguồn trả trước của khách hàng. Nhiều dự án, ngân hàng “bao” trả tiền tới 3 năm và tỷ lệ khách hàng vay vốn ngân hàng khá cao và khi nguồn vốn tín dụng bị thắt chặt thì sẽ bị động. Giá bán sản phẩm cũng cao do đã cộng thêm tiền từ những chính sách tín dụng phụ thuộc vay ngân hàng của khách hàng.
“Có dự án cao gấp 3 lần giá vốn khởi điểm, khiến cho người mua có tiền thật không dám đầu tư vào lúc này vì nguy cơ thua lỗ. Còn người mua thế chấp chính sản phẩm đó đi vay ngân hàng thì rủi ro hàng tồn kho thế chấp sẽ nghiêng về phía chủ đầu tư, vậy nên cần phải tính toán lại phương thức bán hàng quá phụ thuộc vào tín dụng như hiện nay”, bà Thư cho biết.
NHNN nới room tín dụng là điều đáng mừng nhưng để làm ấm thị trường bất động sản, thì chỉ một yếu tố đó thôi chưa đủ. “Một số vấn đề pháp lý cần được tháo gỡ để nhiều dự án sớm triển khai. Kênh trái phiếu cũng cần được nghiên cứu sớm để khơi thông. Giá BĐS về cơ bản vẫn ở mức cao so với giá trị thực và vẫn cao so với thu nhập của người dân nói chung, cần được điều chỉnh thì mới hy vọng thị trường phát triển bền vững”, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu chia sẻ.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.