Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Xu thế tất yếu
Ông Đặng Hùng Võ cũng cho rằng: phát triển đô thị thông minh là xu hướng tất yếu trên thế giới. Vì thế, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030”(tháng 8/2018), thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới chất lượng sống của người dân.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, khai thác tối ưu tài nguyên và phát triển công nghệ để phục vụ trực tiếp đời sống con người. Qua đó, thúc đẩy thị trường BĐS tạo dựng những khu đô thị thông minh, đảm bảo phát triển bền vững.
Ông Đặng Hùng Võ cho biết, tại Việt Nam mới chỉ có một số căn hộ, nhà ở riêng lẻ thông minh (thực tế là chỉ được trang bị công nghệ thông tin), nhưng chi phí đầu tư khá cao, gần như chỉ là “trò chơi” của người giầu và chưa phát huy được hiệu quả kinh tế từ chi phí thấp cho dịch vụ, hạ tầng, tiện ích công cộng. Vì thế, cần phải tạo ra các toà nhà thông minh, khu dân cư thông minh có sự kết nối hạ tầng, dịch vụ công cộng với chi phí thấp, nhưng chất lượng quản lý và dịch vụ lại cao.
“Đây là những hạt nhân để tạo lập lộ trình hoàn thiện đô thị thông minh, thành phố thông minh. Đồng thời cũng là hướng đi tất yếu của thị trường BĐS Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới và bảo đảm điều kiện thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do kiểu mới (FTA)”, ông Võ nói.
Xây dựng đô thị thông minh cho Hà Nội thế nào?
Ông Đặng Hùng Võ cũng cho rằng: với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng xây dựng thành phố thông minh đã trở thành phương thức phát triển tất yếu đối với các đô thị, nhất là những thành phố (TP) lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là với những TP có tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh như Hà Nội.
Hiện Hà Nội đã được quy hoạch phát triển nhiều lần, địa thể đã rộng hơn so với xưa khá nhiều. Mặc dù vậy, để phát triển theo kiểu truyền thống cũng đã chật vật, nhiều việc muốn làm nhưng chưa làm được.
“Ví dụ như quy hoạch Hà Nội mở rộng lấy mặt nước, cây xanh làm điểm nhấn, nhưng cho đến nay thì mới chỉ phát triển được cây xanh dọc phố, không gian xanh tập trung chưa nhìn thấy, mặt nước ô nhiễm vẫn chưa giảm, thậm chí còn tăng thêm ở lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy”, ông Võ nói.
Theo ông Đặng Hùng Võ, hiện Tp. Hà Nội còn thiếu rất nhiều thứ để trở thành đô thị thông minh. Ví dụ như, hiện tại cơ sở dữ liệu không đủ, nhiều loại hạ tầng còn rất thiếu như trường học phổ thông, đường giao thông, giao thông tĩnh, cơ sở thể dục - thể thao... Vì thế, để tạo dựng hạ tầng thông tin cho phát triển đô thị thông minh tại Hà Nội cũng mất nhiều thời gian nữa.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Hùng Võ, điều quan trọng nhất là phải xác định được lộ trình phát triển theo triết lý thông minh sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Hà Nội cần rà soát, thay đổi lại quy hoạch cũ, tạo dựng đủ điều kiện hạ tầng cho phát triển thành phố thông minh. Không gian sống, không gian làm việc, cấu trúc dịch vụ công cộng cũng phải thay đổi cho phù hợp.
“Mặt khác, phải xác định rõ, nên chọn lĩnh vực nào để phát triển thông minh trước, có thể chọn giao thông thông minh chăng hay giáo dục thông minh hay du lịch thông minh? Để trở thành một thành phố thông minh, Hà Nội cũng rất cần sự hợp tác đầu tư của các đơn vị quốc tế đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này”, ông Đặng Hùng Võ nhận định.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.