Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong cuộc họp với các giám đốc doanh nghiệp đại diện cho ngành công nghiệp sản xuất của Nga mới đây, ông Putin cho hay một số bộ, ban ngành cũng như các cơ quan chính phủ đề nghị tiếp tục mua ô tô nhập khẩu để sử dụng cho mục đích hành chính.
"Tuy nhiên, tôi trả lời là điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được và mọi quan chức Nga phải đi xe trong nước sản xuất", người đứng đầu Điện Kremlin nêu rõ.
Theo Tổng thống Putin, việc dừng hoàn toàn nhập khẩu ô tô sản xuất tại nước ngoài là chưa thực sự cần thiết nhưng việc quan trọng bây giờ là tập trung vào các nhà sản xuất trong nước.
“Nga cần cố gắng phát triển các thương hiệu nội địa, ô tô nội địa và các sản phẩm nội địa khác. Và việc cải thiện chất lượng cuộc sống nên nhằm vào mục tiêu này”, ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Nga chỉ ra rằng ở một số khía cạnh, xe nội địa có thể không bằng ô tô nước ngoài sản xuất nhưng đây không phải vấn đề lớn và dần dần có thể khắc phục.
Công nghiệp ô tô từng là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, đối mặt với vô số lệnh trừng phạt từ phương Tây do chiến sự Ukraine, ngành công nghiệp ô tô của Moscow hiện suy yếu trầm trọng. Thêm vào đó, sự "ra đi" của các nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản… càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Nếu trước khi xảy ra xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, thị trường ô tô Nga tiêu thụ khoảng 100.000 xe mỗi tháng thì hiện tại giam xuống còn khoảng 25.000 xe và nó được coi là dấu hiệu phản ánh một phần nền kinh tế Nga.
Giới thượng lưu Nga vốn ưa chuộng các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài như Porsche, Jaguar, Hyundai... và chỉ những người Nga thu nhập thấp mới đi xe Lada nội địa. Nhưng ở thời điểm hiện tại, ngày càng nhiều người Nga chuyển sang sử dụng xe Lada hoặc các thương hiệu xe Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu chính phủ nhanh chóng đưa ra các biện pháp để hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi trong nước. Trong một nỗ lực nhằm tự chủ hóa trong bối cảnh mọi nguồn cung cấp về linh kiện truyền thống từ nước ngoài đều bị cắt đứt, tập đoàn ô tô lớn nhất nước Nga và cũng là công ty mẹ của hãng xe hơi Lada, Avto VAZ, đã cho nối lại dây chuyền sản xuất mẫu xe Granta vào giữa năm ngoái, dựa trên dây chuyền được hãng Renault của Pháp xây dựng.
Dù cho mẫu xe hơi này được đánh giá là “khá tệ”, song, Lada Granta lại là biểu tượng của sự tự lập mà ngành công nghiệp ô tô Nga có được sau 1 năm đầy thách thức.
Bên cạnh đó, xu hướng mới của các hãng xe Nga là bắt tay với những "ông lớn" tới từ Trung Quốc để có được công nghệ mới và các dây chuyền lắp ráp, sản xuất.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã có được chỗ đứng khá tốt ở Nga và đang có những mẫu xe bán chạy thứ 2 và thứ 3 ở Nga, chỉ sau Lada. So với cùng kỳ năm ngoái, thị phần ô tô Trung Quốc tại thị trường Nga đã tăng từ 10,6% lên 46% và dự kiến sẽ tăng lên tới 60% trong năm nay.
Xem thêm >> Bất chấp loạt lệnh cấm vận, Nga khoan số lượng giếng dầu kỷ lục
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.