Sát cánh cùng con gái, ông Thaksin muốn 'giải cứu' Thái Lan khỏi bẫy nợ
(VNF) - Theo cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, Thái Lan cần phải khẩn trương giải quyết tình trạng nợ hộ gia đình và nợ công cao, đồng thời tập trung vào các chính sách có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của đất nước ngang bằng với một số nước láng giềng Đông Nam Á.
- Số phận nào cho chính sách phát 14 tỷ USD cho dân của Thái Lan? 19/08/2024 08:15
Chặn dòng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc
Trong bài phát biểu có tựa đề "Tầm nhìn cho Thái Lan" tại một cuộc họp với hơn 1.400 chủ ngân hàng, giám đốc điều hành doanh nghiệp và chính trị gia tại Bangkok, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã đưa ra loạt nhận định và hướng đi mới để vực dậy nền kinh tế Thái Lan.
Sự kiện này đánh dấu kỷ niệm một năm ngày ông Thaksin trở về Thái Lan một cách đầy kịch tính sau 15 năm lưu vong.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra cho rằng nước này nên làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nền kinh tế khỏi dòng sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc.
"Chúng ta không ghét sản phẩm Trung Quốc nhưng chúng ta phải tìm sự bình đẳng trong cạnh tranh", vị cựu thủ tướng khẳng định.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan, với kim ngạch thương mại song phương đạt 135 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, dòng hàng hóa Trung Quốc đổ vào vương quốc này và các quốc gia khác trong khu vực đã dẫn đến những lo ngại về tác động đến thị trường trong nước và thúc đẩy các chính phủ hành động.
Các cơ quan thương mại của Thái Lan thời gian gần đây được giao nhiệm vụ làm việc cùng các bộ, ban ngành khác của chính phủ và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan để lập danh sách các biện pháp trước cuối tháng, với mục đích thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ trong nước.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Phumtham Wechayachai trong bài đăng trên Facebook ngày 13/8 cho biết Thái Lan phải thích ứng với bối cảnh thay đổi của thương mại toàn cầu và các loại thuế mới đối với thương mại điện tử đang được đưa ra thảo luận để đảm bảo cạnh tranh công bằng và ngăn chặn "thiệt hại cho nền kinh tế trong nước".
Ông gọi sự gia nhập của nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc Temu vào Thái Lan là "cơ hội và thách thức" cho các doanh nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á.
Chiến lược cứu Thái Lan khỏi bẫy nợ
Trong bài phát biểu "Tầm nhìn cho Thái Lan", ông Thaksin Shinawatra kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Bộ tài chính và Ngân hàng Trung ương để điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ tốt hơn.
Theo ông Thaksin, Thái Lan cần phải khẩn trương giải quyết tình trạng nợ hộ gia đình và nợ công cao, đồng thời tập trung vào các chính sách có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của đất nước ngang bằng với một số nước láng giềng Đông Nam Á.
"Chúng ta phải tái cấu trúc nợ hộ gia đình. Bộ trưởng tài chính sẽ phải trao đổi với tất cả các ngân hàng để giải quyết vấn đề này", ông Thaksin nhấn mạnh thêm.
Một sáng kiến tái cấu trúc nợ để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp nên được thực hiện vì "Thái Lan và người dân đang mắc kẹt trong nợ nần", vị cựu thủ tướng hai nhiệm kỳ và là cha của tân Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết.
Trong khi ông Thaksin khó có thể đảm nhiệm bất kỳ vị trí chính thức hoặc chính trị nào trong chính phủ mới, ông được kỳ vọng sẽ có tầm ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách của chính quyền của bà Paetongtarn.
Là một nhân vật nổi tiếng trong nền chính trị Thái Lan trong hơn hai thập kỷ, những năm cầm quyền của ông đã chứng kiến các chính sách dân túy được gọi là "Thaksinomics" để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông đã đưa ra lệnh hoãn nợ cho nông dân, trợ cấp nhiên liệu và điện và một chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hàng năm lên trên 5%.
Nợ hộ gia đình của Thái Lan đã tăng vọt lên 16,4 nghìn tỷ baht, tương đương 90,8% GDP vào cuối tháng 3, một trong những mức cao nhất ở châu Á. Đây được coi là một lý do khiến ngân hàng trung ương miễn cưỡng giảm lãi suất từ mức cao nhất trong thập kỷ là 2,5%.
“Vì lãi suất chủ chốt vẫn ở mức cao, nên việc giảm phí cứu trợ do các ngân hàng thương mại trả có thể được xem xét để giảm bớt gánh nặng cho những người đang phải vật lộn với các khoản vay mua ô tô và nhà ở”, ông Thaksin nhấn mạnh thêm.
Nhà chính trị gia tỷ phú này cho rằng chính phủ nên tôn trọng sự độc lập của ngân hàng trung ương và đàm phán nhiều hơn với ngân hàng này về việc hạ lãi suất.
“Tôi nghĩ nền kinh tế Thái Lan vẫn chưa chạm đáy nhưng không có khả năng trượt dốc thêm nữa. Chính phủ đã làm nhiều việc và điều đó sẽ giúp kiểm soát tình hình. Chính phủ cần phải đi đầu và khu vực tư nhân cũng nên giúp đỡ", ông Thaksin phát biểu.
Theo ông Thaksin, Ngân hàng Thái Lan và Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan có thể đóng vai trò hỗ trợ nền kinh tế bằng cách thực hiện những điều cần thiết về lãi suất và các khoản vay ưu đãi.
Ông Thaksin cho biết Thái Lan cần cải cách ngành nông nghiệp để có sức cạnh tranh hơn và tăng thu nhập cũng như năng lực du lịch, động lực tăng trưởng chính, bao gồm cả việc mở rộng sân bay chính ở Bangkok.
Ông đồng thời ủng hộ việc hợp pháp hóa sòng bạc như một phần của khu phức hợp giải trí lớn do chính phủ đề xuất vì nó có thể dẫn đến khoản đầu tư khoảng 100 tỷ baht cho mỗi cơ sở tại Bangkok và khoảng 50 tỷ baht cho mỗi cơ sở được thành lập tại các tỉnh.
Ông Thaksin ủng hộ kế hoạch phát 14 tỷ USD cho dân của Thái Lan
- 230 tỷ USD kiều hối đã đổ về Việt Nam 22/08/2024 03:03
- Điểm tên 4 doanh nghiệp được quản trị tốt nhất năm 2024 20/08/2024 03:14
- Bà Kamala Harris vượt lên ông Trump, đồng USD lập tức phản ứng 23/08/2024 08:45
Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.