Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Quyết định được đưa ra trong cuộc họp đầu tiên của OPEC kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Arab Saudi vào tháng trước và kêu gọi nhà sản xuất dầu lớn nhất của OPEC bơm thêm dầu.
Trong nhiều tháng, giá dầu đã leo thang do các lệnh cấm vận của phương Tây đối với dầu của Nga đã hạn chế nguồn cung toàn cầu. Mức giá đó đã giúp các công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới thu về lợi nhuận kỷ lục, ngay cả khi hàng triệu người phải đối mặt với hóa đơn nhiên liệu tăng cao.
Một gallon xăng thông thường ở Mỹ lần đầu tiên vượt 5 USD vào tháng 6, mặc dù giá đã giảm đáng kể kể từ thời điểm đó.
Giá dầu thô Brent cũng đạt mức cao 139 USD/thùng vào tháng 3 trong những ngày sau khi Nga "động binh" với Ukraine, nhưng Brent hiện đang giao dịch ở mức khoảng 100 USD do các nhà giao dịch lo ngại suy thoái toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu.
Sau thông báo của OPEC, dầu thô Brent kỳ hạn tăng 10 cent, tương đương 0,1%, lên 96,88 USD/thùng vào sáng 4/8, trong khi giá dầu thô WTI tăng 0,2%, ở mức 90,87 USD.
Theo Hazel Seftor, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao về nguồn cung dầu toàn cầu tại Wood Mackenzie, sản lượng tăng lên chỉ chiếm phần nhỏ so với mức tăng của các tháng trước, do đó không tạo ra nhiều khác biệt với bức tranh nguồn cung.
Tuy nhiên, ông Seftor nói thêm, mức tăng này "có ý nghĩa ở chỗ nó nhắc lại cam kết của nhóm OPEC+ trong việc quản lý thị trường", mặc dù đây là mức tăng nhỏ nhất của nhóm kể từ tháng 5/2021.
Cũng trong cuộc họp gần đây, OPEC bày tỏ lo ngại rằng nguồn cung toàn cầu sẽ không thể đáp ứng nhu cầu sau năm 2023.
Theo đó, nhóm cho biết dự trữ dầu khẩn cấp trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới, hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm.
Tháng trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cảnh báo trong một báo cáo rằng "tồn kho dầu toàn cầu vẫn ở mức rất thấp" và gây ra rủi ro đặc biệt cho các nền kinh tế mới nổi.
Trong nhiều tháng, OPEC+ đã cố gắng đảo ngược việc cắt giảm sản lượng được thực hiện trong thời kỳ đại dịch khi nhu cầu tiêu thụ dầu giảm.
Hồi tháng 6, nhóm đã đồng ý tăng nguồn cung để bù đắp cho sự sụt giảm thương mại đối với dầu của Nga vào thời điểm Liên minh châu Âu đồng ý cắt giảm 90% nhập khẩu dầu thô của Nga trước cuối năm nay.
OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8. Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát của Reuters vào đầu tuần này, nhiều quốc gia đã không đạt được cam kết của họ. OPEC cho biết năng lực sản xuất của nhiều thành viên bị "hạn chế nghiêm trọng" do "tình trạng thiếu đầu tư kinh niên trong lĩnh vực dầu mỏ".
Xem thêm >> OPEC nói thị trường dầu mỏ ‘hỗn loạn’, tuyên bố không cạnh tranh xuất khẩu với Nga
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.