Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 8/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019 và điều chỉnh chương trình 2018.
Theo nghị quyết, 3 dự án luật được đưa ra khỏi chương trình năm 2018 là Luật Dân số, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Công an xã.
Đồng thời, Quốc hội đã đồng ý bổ sung Luật Công an nhân dân (sửa đổi) thông qua tại kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018).
Luật Quản lý thuế (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công đều được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự lùi từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường lùi từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.
Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019) sẽ trình Quốc hội thông qua 7 dự án: Luật Hành chính công; Luật Kiến trúc; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Bên cạnh đó, trong 9 dự án luật được cho ý kiến tại kỳ họp này có Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán (sửa đổi)... các dự án này sẽ được thông qua vào kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2019.
Trong các dự án luật dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, đáng chú ý có dự án Luật Hành chính công do đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) - người trình sáng kiến dự án luật làm trưởng ban soạn thảo.
Điều này được xem một dấu ấn rất mới trong công tác lập pháp của Việt Nam vì hầu hết các dự luật do Chính phủ trình và bộ trưởng làm trưởng ban soạn thảo.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực tiễn thi hành Luật đất đai vẫn còn tồn tại bất cập như tiếp cận đất đai khó khăn vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn còn diễn ra; quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, đất đai manh mún đang là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương, đơn vị do lãnh đạo thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng, không đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không thực hiện nghiêm các nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 2013.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.