Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng cái khó của Việt Nam hiện nay là phải vận hành chế độ công hữu đất đai trong cơ chế thị trường. Chúng ta phải đưa ra một cách thức là công nhận quyền sử dụng đất là tài sản và vận hành nó trong cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, điều này chỉ có thể chấp nhận tới một mức độ nhất định. Càng về lâu dài, nó càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và tương lai sẽ phát sinh ra nhiều câu chuyện.
"Chúng ta đã bắt đầu đưa (chế độ công hữu đất đai - PV) vào luật từ năm 1993 và cho đến nay chúng ta thấy lỗ hổng này ngày càng rộng ra, tồn tại nhiều điểm bất hợp lý. Ví dụ như giá quyền sử dụng đất, trong lý luận về giá hàng hóa thì giá về quyền sử dụng đất là một thứ rất trừu tượng, đôi khi nó lệch với cái thửa đất đang tồn tại trên thực tế nữa…", GS Võ nói.
Theo GS Võ, cơ chế Nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư được xác lập tại Luật Đất đai năm 1987. Nhưng thời đấy chưa có chính sách hỗ trợ tái định cư, tức là Nhà nước thu hồi đất, nếu ai còn nhu cầu sử dụng đất thì Nhà nước sẽ giao đất khác, không thì coi như Nhà nước thu hồi không.
Đến Luật Đất đai 1993, một tiêu chí rõ ràng được đặt ra: Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Tiêu chí đẹp là vậy nhưng khi thực hiện lại khác rất xa khi thu hồi tất cả các dự án mà được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật Đất đai 2003 đã cố gắng tách bạch, cái nào Nhà nước thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế, cái nào thu cho tư nhân đồng thời xác định rõ đất quốc phòng là gì, an ninh là gì.
"Tôi lưu ý không có chuyện dùng đất quốc phòng để kinh doanh mà được gọi đấy là đất quốc phòng. Đất quốc phòng là đất chỉ được sử dụng cho những mục đích bảo vệ đất nước. Không có chuyện quốc phòng đem ra kinh doanh mà lại bảo đấy là mục đích quốc phòng", GS Võ nói.
Tuy nhiên, Luật Đất đai 2003 vẫn vướng một điểm là hầu hết các dự án Nhà nước thu hồi đất đều dính đến khiếu kiện. Những dự án do doanh nghiệp trực tiếp thương thảo với người dân thì chỉ đạt được kết quả thu hồi 70%.
Do đó, đã có đề xuất cơ chế trung gian: Nhà nước phê duyệt việc chuyển nhượng đất đai còn việc chuyển nhượng như thế nào là thỏa thuận của doanh nghiệp với người dân. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị bác bỏ vì Nhà nước cho rằng trong cơ chế thị trường: một là thương thảo theo thị trường, hai là Nhà nước can thiệp từ đầu đến cuối
Luật Đất đai 2013 đã chọn phương án Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch, sau đó đem ra bán đấu giá. Theo nhận xét của GS Đặng Hùng Võ, cơ chế này là một bước thụt lùi "chỉ kém Luật năm 1993 một chút, vì cứ quy hoạch xong là Nhà nước thu hồi, chả có gì để bàn cãi".
Tuy nhiên, điều đáng nói là Nhà nước lại chưa có kinh nghiệm gì trong việc thu hồi đất theo quy hoạch. Ngoại trừ Đà Nẵng, tất cả các tỉnh thành đều không có thành tựu gì về việc thu hồi đất theo cơ chế này.
"Sự thực là chúng ta chưa có kinh nghiệm về thu hồi đất theo quy hoạch, đó là chưa nói đến tính khốc liệt của việc thu hồi đó. Chúng ta chưa làm tốt việc bồi thường hỗ trợ tái định cư, chưa xử lý việc khiếu nại và bất đồng của dân đối với cơ chế Nhà nước thu hồi đất đã áp dụng ngay việc thu hồi theo quy hoach thì tôi cho đó là lỗ hổng rất lớn".
Theo GS Võ, Việt Nam là một trong số ít nước mà quyết định hành chính "đẻ" ra tiền. "Chỉ cần quyết định chuyển đất nông nghiệp sang đất ở thì lập tức quyết định đấy sinh ra tiền, diện tích càng lớn thì tiền càng lớn. Đây là nguồn cơn cho những rủi ro tham nhũng".
Cũng theo GS Võ, tại các nước, đất nông nghiệp có quy hoạch làm đất ở thì cứ thế làm đất ở, đóng thuế đất ở, câu chuyện rất đơn giản. Nhưng ở ta, cơ chế thuế đất đai rất thấp dẫn đến tích trữ đầu cơ thoải mái. Điều này khiến Nhà nước phải xử lý bằng cách nộp tiền sử dụng đất khi được chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở.
"Cơ chế này là cơ chế cực kì yếu kém, cực kì không có lợi cho quản lý. Mà Luật Đất đai 2013, chúng ta còn tăng cường quyền lực hơn nữa cho cơ quan quản lý. Đây là điều không đúng, hoàn toàn không đúng".
"Tôi cho rằng nhiều khi chúng ta ngồi trong phòng lạnh sáng tác ra chính sách, điều đó không phù hợp với thực tế, với suy nghĩ của từng người dân bình thường. Nếu quản lý đất đai của Nhà nước hướng đến sự chặt chẽ, chặt đến mức người dân không cựa được thì chặt thế cũng chẳng để làm gì. Không phải chúng ta giữ đất cho Nhà nước sinh lợi, người dân sử dụng đất tốt, đóng thuế cao thì khả năng sinh lợi của Nhà nước còn cao hơn. Nhưng phải thông qua sử dụng đất một cách hợp lý chứ không phải Nhà nước thu hồi ngày càng nhiều, giữ đất ngày càng nhiều. Cách tiếp cận đó không đúng…", GS Võ nhấn mạnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.