Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (law of diminishing marginal utility) là khái niệm nói rằng khi người tiêu dùng tiêu dùng một lượng hàng hóa hay dịch vụ càng lớn thì ích lợi hay mức thỏa mãn thu được từ mỗi đơn vị tăng thêm sẽ giảm với tốc độ ngày càng nhanh.
Đối với người đói, ích lợi của miếng bánh mỳ tiêu dùng đầu tiên rất cao (0a), nhưng khi đã tương đối no, những miếng bánh mỳ ăn thêm đem lại mức ích lợi ngày càng nhỏ. Ví dụ miếng bánh mỳ thứ 6 chỉ đem lại ích lợi tăng thêm bằng 0b.
Cùng với khái niệm cân bằng của người tiêu dùng, quy luật ích lợi cận biên giảm dần được dùng để lý giải tại sao đường cầu xuống dốc. Đối với hàng hóa X và Y, điều kiện để đạt được trạng thái cân bằng của người tiêu dùng là:
Ích lợi cận biên của X/Gía của X = Ích lợi cận biên của Y/Gía của Y.
Bây giờ giả sử rằng tình hình này bi phá vỡ do giá của X giảm. Để lập lại trạng thái cân bằng, nghĩa là làm cho hai tỷ lệ này bằng nhau, ích lợi cận biên giảm dần, điều này xảy ra khi người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa X và ít hàng hóa Y. Bởi vậy, sự giảm giá một hàng hóa làm cho lượng cầu của nó tăng lên.
Song cách phân tích như vậy chỉ có ý nghĩa khi chúng ta tính được ích lợi bằng số đếm, tức nếu chúng ta đo được hàm ích lợi chủ quan của cá nhân để lượng hóa khoảng cách 0a và 0b trong hình minh họa trên. Trên thực tế, người ta không thể đo lợi ích với mức độ chính xác như thế và vì vậy khái niệm ích lợi tính bằng số đếm (ích lợi đếm được) được thay thế bằng khái niệm ích lợi tính bằng thứ tự (ích lợi thứ tự).
Đường cầu hiện nay nhìn chung được thiết lập từ các đường bàng quan dựa trên ích lợi thứ tự và đôi khi dựa trên khái niệm tương tự là lý thuyết thị hiếu bộc lộ.
Lợi ích mà người tiêu dùng nhận được cũng còn được gọi là Giá trị sử dụng, là giá trị nhận được khi sử dụng hàng hóa/dịch vụ. Số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua gọi là giá trị trao đổi.
Thông thường là giá trị sử dụng luôn lớn hơn giá trị trao đổi ở công cụ sản xuất như máy móc, máy tính, ô tô,…; ta có thể dễ dàng chứng minh được điều này vì nếu không ta đã không bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nó.
Ngay cả trường hợp này thì lợi ích cận biên cũng sẽ có xu hướng giảm dần. Nếu ta mua hai cái ô tô trong khi nhu cầu đi lại của ta không đổi thì rõ là cái ô tô thứ hai mang lại ít lợi ích hơn nhiều so với cái ô tô đầu tiên.
Đối với hàng hóa tiêu dùng như bia chúng ta đang đề cập thì có một đặc điểm là có thể tiêu dùng với số lượng nhiều ở cùng thời điểm. Uống cốc bia đầu tiên ta thấy lợi ích mang lại rõ rệt là cao hơn 5000 đ chúng a phải bỏ ra. Khi sử dụng tới một ngưỡng nào đó thì ta thấy nó không còn xứng đáng với giá 5000 nữa.
Nguyên lý này là tiền đề cho việc định giá sản phẩm. Ta có hai cách định giá chính sau:
– Định giá căn cứ vào chi phí: Tính tổng chi phí + lợi nhuận mong muốn
– Định giá từ nhu cầu: căn vào giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả (căn vào so sánh tương đối với lợi ích họ nhận được)
Như vậy với bia, cốc đầu tiên có thể bán với giá 10.000 đồng (thay vì 5000 đ); cốc thứ 2 giá giảm đi còn 9000 đ,… . Người uống bia sẽ liên tục thấy được là lợi ích cận biên của họ lúc nào cũng cao hơn giá cốc bia. Khi đó việc định giá bia sẽ theo nguyên tắc lợi nhuận giảm dần tới khi bằng 0 thì dừng lại.
Vấn đề khó khăn ở đây là nếu như có độc quyền thì còn làm được ý tưởng trên nhưng vì có nhiều người bán bia nên nếu ta bán giá 10.000 đ trong khi hàng bên cạnh vẫn bán 5000 đ thì khách hàng sẽ đổ sang đấy mất.
Thực ra người bán hàng sẽ vẫn vận dụng được, họ giảm chi phí dần ở các cốc bia tiếp theo bằng cách pha loãng vì đằng nào thì người uống cũng không cảm nhận được.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.