Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Như VietnamFinance đã có nhiều bài viết phản ánh, Công ty Cổ phần Rạng Đông là chủ đầu tư dự án sân golf Phan Thiết được chuyển thành khu đô thị du lịch biển Phan Thiết. Dự án 62ha này nằm ngay ngã tư có hai con đường đẹp nhất thành phố là đại lộ Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, sát bãi biển Đồi Dương, được xem là khu “đất vàng” của TP. Phan Thiết.
Thời gian gần đây, dự án liên tục gây xôn xao dư luận khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất đưa vụ việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết sang khu đô thị vào diện Ban chỉ đạo theo dõi.
Hơn nữa, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đang tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí,” “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại UBND tỉnh Bình Thuận và các đơn vị khác liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và phê duyệt giá đất tại dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Vụ việc này từng được ông Đinh Trung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, đứng ra làm đơn gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh và đề nghị Thủ tướng chỉ đạo làm rõ một số vấn đề về trách nhiệm quản lý của UBND tỉnh Bình Thuận trong việc chuyển đổi.
Sân golf Phan Thiết từng được kỳ vọng là một công trình thể thao phục vụ cộng đồng, là điểm nhấn của thành phố du lịch Phan Thiết. Tuy nhiên sân golf đi vào hoạt động chưa được bao lâu thì Rạng Đông thâu tóm dự án và xin chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị đầu tư xây dựng và kinh doanh biệt thự, nhà vườn, nhà phố, nhà cao tầng và các công trình hạ tầng phụ trợ.
Theo tài liệu của VietnamFinance, ban đầu dự án sân golf Phan Thiết do Công ty Regent International Overseas Corp (100% vốn nước ngoài) làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp này của tỷ phú người Mỹ Larry Hillblom. Ông thuê mảnh đất này để làm dự án sân golf Ocean Dunes Golf Club (còn gọi là sân golf Phan Thiết).
Năm 1993, tỷ phú Larry Hillblom đã mua lại khách sạn Vĩnh Thủy và nâng cấp thành khách sạn 4 sao Novotel Phan Thiết. Ngoài ra, ông còn đầu tư xây sân golf Phan Thiết được xem là đẹp nhất châu Á khi ấy. Khi đầu tư tại Phan Thiết, vị tỷ phú gặp và có mối tình chóng vánh với nữ phục vụ phòng Nguyễn Thị Bé (ngụ huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) và cô Bé đã sinh cho ông một cậu con trai vào năm 1994 có tên Nguyễn Bé Lorry. Năm 1995, tỷ phú Larry Hillblom qua đời trong một tai nạn máy bay, để lại phần lớn tài sản của mình cho hoạt động nghiên cứu y học. Nguyễn Bé Lorry cùng với ba người con khác của tỷ phú Larry được hưởng một phần tài sản của cha sau khi trải qua một hành trình xét nghiệm ADN và bảo vệ của các luật sư. Hiện hai mẹ con bà Nguyễn Thị Bé và Nguyễn Bé Lorry đang định cư tại Mỹ. |
Ngày 27/7/1993, dự án được Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp giấy phép đầu tư và được Thủ tướng Chính phủ thu hồi và cho thuê đất tại Quyết định số 475/TTg ngày 25/9/1993.
Sân golf Phan Thiết đã triển khai xây dựng và đưa và hoạt động kinh doanh từ năm 1997.
Sau khi đi vào hoạt động, ngày 5/6/2003, Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết (thuộc Regent International Overseas Corp) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép điều chỉnh lần thứ 1, theo đó đồng ý cho công ty được tăng vốn đầu tư, vốn pháp định.
Gần 6 năm sau (tức ngày 23/2/2009), UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất. Theo đó, UBND tỉnh chứng nhận nhà đầu tư Công ty Regent International Overseas Corp đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh một sân golf và các công trình phục vụ kèm theo với hình thức thành lập Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết để thực hiện dự án Ocean Dunes Golf Club.
Ocean Dunes Golf Club nằm tại phường Phú Thủy và phường Thanh Hải, thị xã Phan Thiết nay là TP. Phan Thiết có quy mô diện tích 602.656m2 (giảm 29.344m2 so với diện tích 65ha được Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp Giấy phép đầu tư năm 1993).
Nguyên nhân UBND tỉnh điều chỉnh thành 2 dự án theo đề nghị của nhà đầu tư, đó là dự án Ocean Dunes Golf Club của Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết và dự án khách sạn Novotel Phan Thiết (nay là dự án Phan Thiết Ocean Dunes Hotel của Công ty Khu nghỉ mát Phan Thiết).
Cũng trong năm 2009, tỉnh Bình Thuận tiếp tục cấp giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ hai. Cụ thể, UBND tỉnh chứng nhận nhà đầu tư Công ty Regent International Overseas Corp và Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết là chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án 100% vốn nước ngoài.
Từ khi được thành lập và thực hiện dự án sân Golf Phan Thiết thì Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết là đơn vị trực tiếp sử dụng đất và thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất cho nhà nước.
Tuy nhiên, sau khi vị tỷ phú Larry Hillblom qua đời, sân golf này đã hai lần được bán lại cho hai chủ đầu tư nước ngoài khác.
Dự án không có gì bất thường cho đến khi có sự góp mặt của Công ty Cổ phần Rạng Đông, và quá trình chuyển đổi từ sân golf sang khu đô thị cũng bắt đầu từ đây.
Cụ thể, ngày 8/9/2013, Công ty Regent International Overseas Corp và Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết của dự án Ocean Dunes Golf Club cùng Công ty Cổ phần Rạng Đông ký kết Hợp đồng chuyển nhượng vốn điều lệ của Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết.
Tiếp đó, ngày 15/11/2013, UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ ba, trong đó điều chỉnh nhà đầu tư từ Công ty Regent International Overseas Corp sang Công ty Cổ phần Rạng Đông (nhà đầu tư 100% vốn trong nước) và thay đổi người đại diện theo quy định pháp luật Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết (pháp nhân trực tiếp thực hiện dự án thuộc Rạng Đông), đồng thời kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, quyền và lợi ích của dự án Ocean Dunes Golf Club theo quy định của pháp luật.
Sau khi mua lại dự án, Rạng Đông đã giao cho Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết là pháp nhân trực tiếp thực hiện dự án và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
Đến ngày 6/3/2014, tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ tư, điều chỉnh tổng diện tích dự án từ 603.534m2 thành 620.656m2.
Tròn 1 năm sau đó, tỉnh lại cấp giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ năm, điều chỉnh dự án đầu tư Ocean Dunes Golf Club thành khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, đồng thời Công ty Golf và Câu lạc bộ golf Phan Thiết được đầu tư dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Ngày 3/4/2015, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành quyết định điều chỉnh tên người sử dụng đất và hình thể thửa đất tại quyết định năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ, từ Công ty Regent International Verseas Corp thành Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết.
Thâu tóm xong dự án, Công ty Cổ phần Rạng Đông đã có động thái bất ngờ xin chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị.
Thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Đông, chủ tịch Tập đoàn Rạng Đông, chia sẻ với báo giới rằng: “Sân golf Phan Thiết được chúng tôi mua lại từ nhà đầu tư nước ngoài với giá 20 triệu USD. Không ai để sân golf trong khu đô thị bao giờ. Có lợi doanh nghiệp mới làm, một sản phẩm lỗ thì không ai mua làm gì. Bạn bè tôi nói thường thì doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm dự án Việt nhưng đây là trường hợp ngược lại”.
Trong văn bản xin chuyển đổi của Tập đoàn Rạng Đông, quy mô của khu đô thị trên 62ha này gồm có biệt thự, nhà vườn, nhà phố, nhà cao tầng; các công trình công cộng và hạ tầng khác như hệ thống điện, cấp thoát nước, đường giao thông, công viên cây xanh, nhà trẻ...
Rạng Đông hứa rằng UBND tỉnh sẽ có thêm nguồn thu cho ngân sách từ việc đô thị hóa sân golf Phan Thiết là 1.000 tỷ đồng.
Và cũng rất nhanh chóng sau đó, vào ngày 3/4/2014, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức cuộc họp với Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành đoàn thể tỉnh và lãnh đạo thành phố Phan Thiết.
Tại cuộc họp này, tất cả các ý kiến đều nhất trí cao với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sân golf sang đất ở đô thị. Sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất để UBND tỉnh báo cáo và đề nghị Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích 620.656m2 đất sân golf sang xây dựng khu đô thị.
Mặc dù kế hoạch chuyển đổi sân golf thành khu đô thị còn đang chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng các "golf thủ" chơi tại sân golf Phan Thiết đã được Công ty Rạng Đông thông báo chuyển sang chơi tại sân golf Sea Links (cũng thuộc Tập đoàn Rạng Đông), bởi sân golf Phan Thiết được thông báo đóng cửa vào đầu tháng 4/2014.
Một số thành viên chơi golf tại sân golf Phan Thiết ngày ấy cho rằng đây là một trong những sân golf đẹp nhất châu Á. Do vậy việc phá bỏ sân golf làm khu đô thị là điều rất đáng tiếc. Có một sân golf trong nội thành là điều mơ ước của các thành phố du lịch vì vừa thu hút khách vừa tạo khoảng không gian xanh cho đô thị.
Dù vậy, ngày 23/5/2014, UBND tỉnh Bình Thuận có tờ trình số 1741/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ xin đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sân golf sang xây dựng khu đô thị.
Đến ngày 28/10/2014, Thủ tướng Chính phủ mới có Văn bản số 2117/TTg-KTN đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
Sau văn bản của Thủ tướng, ngày 18/12/2014, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ Quy hoạch chung thành phố Phan Thiết, trong đó điều chỉnh khu vực sân golf Phan Thiết thành khu đô thị mới.
Trong tháng 12 này, Bình Thuận ban hành giấy phép quy hoạch cho Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết để thực hiện việc quy hoạch dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Ngày 26/3/2015, tỉnh này cấp giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ 6, cho phép Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết đầu tư dự án này.
Hơn 1 tháng sau, Bình Thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 62ha, trong đó đất ở đô thị 36ha (nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất); đất công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh 26ha (diện tích này không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chủ đầu tự có trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng và bàn giao địa phương quản lý).
Sau đó, Công ty Golf và Câu lạc bộ Golf Phan Thiết đổi tên theo quy định của Luật Doanh nghiệp và được UBND tỉnh có Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 về điều chỉnh tên người sử dụng đất tại Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 10/4/2015 thành Công ty TNHH Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Theo ý kiến của một số nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận thì khoảng thời gian tính từ khi Công ty Cổ phần Rạng Ðông mua lại sân golf đến lúc UBND tỉnh làm tờ trình Thủ tướng Chính phủ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất là "siêu tốc", khiến dư luận cho rằng "có lợi ích nhóm" tại dự án này.
Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất sân golf sang đất ở đô thị, chủ đầu tư phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước 1.000 tỷ đồng, mua lại dự án hơn 400 tỷ đồng, làm hạ tầng giao thông hết 400 tỷ đồng, các chi phí khác 300 tỷ đồng... Trong tổng diện tích khoảng 62ha chuyển đổi, trừ hạ tầng giao thông còn khoảng 37ha đất kinh doanh để bán.
Theo bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, áp dụng từ tháng 1/2015 đến 31/12/2019, giá đất đường Nguyễn Tất Thành là 11 triệu đồng/m2, giá đất đường Tôn Đức Thắng là 14 triệu đồng/m2, giá đất trục đường ven biển là 8,4 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, ngày 25/11/2015, UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 3371/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6m2 được phép chuyển mục đích sử dụng đất của dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết. Giá trị tiền sử dụng đất là 936,8 tỷ đồng (gần 2,6 triệu đồng/m2).
Trong khi đó, theo tính toán của ông Đinh Trung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nếu căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm giao đất cho khu đô thị du lịch biển Phan Thiết thì gấp 10 lần. Thực tế, giá thị trường các tuyến đường nằm quanh khu đô thị này tại thời điểm giao đất có giá từ 15 - 24 triệu đồng/m2. Chỉ trong vòng một năm, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, phân lô bán nền với giá từ 20 - 40 triệu đồng/m2. Hiện tại giá bán còn cao hơn nữa.
Hồi cuối tháng 7/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản gửi UBND TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) về việc đề nghị cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết. Cơ quan này còn đề nghị cung cấp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TP. Phan Thiết; lý lịch trích ngang, phân công chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo UBND TP. Phan Thiết và cán bộ qua các thời kỳ trong việc chỉ đạo, tham mưu, thực hiện dự án trên. Một tháng sau đó, Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận đã ban hành văn bản gửi đến các tổ chức hành nghề công chứng đề nghị tạm dừng giao dịch, mua bán, chuyển nhượng nhà tại dự án này của Công ty Cổ phần Rạng Đông. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.