Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Song, sốt đất tại Hớn Quản (Bình Phước) đến nhanh và tan cũng nhanh ngay sau khi thông tin sân bay mới ở dạng đề xuất.
Gần 1 tuần qua, người dân tại khu vực ấp 5, xã An Khương và ấp Sóc Trào A, xã Tân Lợi (H.Hớn Quản, Bình Phước) không khỏi choáng ngợp khi chứng kiến cảnh hàng ngàn người từ khắp nơi ùn ùn kéo về tìm mua đất. Ai cũng hỏi về dự án sân bay Técníc Hớn Quản mở rộng và muốn “mua được đất càng gần sân bay càng tốt”.
Dọc các tuyến đường liên xã, hàng chục biển báo với các dòng chữ “mua bán đất sân bay Téc níc”, “điểm tư vấn mua bán đất nền”, “bán đất sân bay”… được dựng lên chào mời các nhà đầu tư.
Theo khảo sát ngày 25/2, một lô đất trên tuyến đường liên xã có chiều ngang 12 m, sâu khoảng hơn 50 m được người môi giới “hét giá” lên đến 6 tỉ đồng. Nhiều người dân địa phương không thể tưởng tượng được giá đất trong sóc, thôn mình lại bất ngờ tăng lên đến vài tỉ đồng chỉ trong vài ngày.
Dù giao dịch ở khu vực xung quanh dự án sân bay Técníc Hớn Quản luôn tấp nập, tuy nhiên thực tế số lượng giao dịch tại bộ phận một cửa gần như không có, hầu hết các giao dịch chỉ là cọc đất qua lại giữa các nhà đầu tư và “cò đất”.
Quy hoạch cần rõ ràng, người dân phải tỉnh táo Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng để tránh tình trạng sốt đất ảo, cơ quan chức năng cần đưa ra thông tin quy hoạch chính xác. Dẫn lại các ví dụ sốt ảo nhiều năm trước khi công bố đề xuất quy hoạch lên quận với H.Hóc Môn, Bình Chánh (TP. HCM) hay đề án quy hoạch thành phố mới Nhơn Trạch (năm 2017 - 2018), theo ông Châu, điều này cũng tương tự với các thông tin về đề xuất bổ sung quy hoạch sân bay của các địa phương, dù mới ở dạng ý tưởng, chủ trương hay đề xuất nhưng đã tạo các cơn sốt đất ảo. “Trục lợi trong những cơn sốt ảo này chủ yếu là giới đầu nậu, cò đất, một số công ty bất động sản. Người thiệt hại là nông dân bán đất giá rẻ, là các nhà đầu tư thứ cấp ôm đất với giá cao, tán gia bại sản. Lời khuyên của chúng tôi là người dân phải tỉnh táo và cân nhắc với những khu đất sốt mà không phải đất ở”, ông Châu nói. Ông cũng khuyến nghị cơ quan chức năng và các địa phương khi công bố quy hoạch phải nói rõ mục tiêu thực hiện trong bao nhiêu năm, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, để người dân nắm rõ, tránh “sập bẫy” đầu nậu. Với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, cần xử lý nghiêm và có thông tin chính thức nhanh chóng đến người dân để dẹp tan sốt ảo. |
Cơn sốt đất bùng phát này diễn ra ngay sau thời điểm ngày 19/2, ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, đã yêu cầu UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, cùng với đơn vị tư vấn lập quy hoạch một sân bay lưỡng dụng.
Trước tình trạng sốt đất ảo này, UBND H.Hớn Quản yêu cầu ngăn chặn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khu vực sân bay Técníc Hớn Quản, khuyến cáo người dân không để các đối tượng cơ hội đất lôi kéo, xúi giục bán đất dẫn đến không còn đất sản xuất nông nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ đói nghèo.
Hôm 28/2, ông Dương Kim Đương, Chủ tịch UBND xã An Khương (H.Hớn Quản), cho biết từ chiều thứ bảy (ngày 27/2), tình trạng hàng trăm “nhà đầu tư”, “cò đất”... tụ tập về địa phương mua bán, thổi giá đất tấp nập trước đó vài ngày đã không còn diễn ra. Đời sống của người dân khu vực đồn thổi làm sân bay đã trở lại bình thường.
Trước đó chỉ khoảng hơn 1 tháng, cũng tại H.Đồng Phú (Bình Phước), ngay sau khi thông tin Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT753, xây dựng cầu Mã Đà kết nối với Đồng Nai và sân bay quốc tế Long Thành (ngày 14/1) cũng làm dấy lên một cơn “sốt” đất ảo ở các xã Tân Hưng, Tân Hòa (huyện Đồng Phú), khiến giá đất tại đây bị đẩy lên gấp 2 - 3 lần so với giá trị trước đó.
Giới “cò đất”, “nhà đầu tư” đã ùn ùn kéo về đường ĐT753, liên tục thổi giá đất tăng cao gấp nhiều lần giá trị thực tế chỉ sau vài kèo “lướt sóng”.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.