Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) đang là vấn đề nóng trong suốt thời gian dài vừa qua. Mới đây, khoảng 20 người dân thuộc xã Hồng Kỳ, xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) đã mang bàn ghế, căng bạt để chặn đường vào 2 cổng của khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn. Việc này khiến số tuyến phố của Hà Nội ngập trong rác và bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường bởi xe chở rác không thể vào được bãi rác Nam Sơn.
Từ thực trạng này, JVE Group đã gửi công văn đề xuất tài trợ miễn phí thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn bằng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản.
Theo đó, JVE Group sẽ áp dụng công nghệ sục khí nano của Nhật Bản (công suất của loại máy nano dự kiến sử dụng lớn gấp 5 lần công suất của máy nano đã lắp đặt thí điểm tại sông Tô Lịch) lắp đặt trực tiếp vào các ô chứa nước rỉ rác, hồ sinh học với số lượng hợp lý để đưa lượng lớn các bọt khí siêu nhỏ kích thước micro và nano "lặn" xuống để phân hủy tận gốc các khí gây ra mùi hôi thối như khí Hydro Sunfua H2S (mùi trứng thối), khi Amoniac NH3(mùi khai), CH4...trong các ô nước rỉ rác.
Theo các chuyên gia của JVE, không phải cứ sục khí đưa oxy vào bằng máy sục khí thông thường là khử được mùi hôi thối mà mấu chốt nằm ở chỗ phải đưa oxy vào nhưng oxy đó phải tồn tại lâu được trong nước và dưới tầng đáy thì mới phân hủy được các khí gây ra mùi ở trên.
Về nguyên lý, bong bóng siêu nhỏ được tạo ra từ máy sục khí công nghệ nano của Nhật Bản trong nước sẽ xuất hiện sóng xung kích (bong bóng âm thanh) được gọi là sóng siêu âm. Những lỗ rỗng này trở thành bong bóng chứa đầy hơi nước hoặc khí. Các bong bóng phình ra trong giai đoạn giãn nở và co lại trong giai đoạn nén, cho đến khi chúng bị nổ tung. Hiện tượng này được gọi là khí xâm thực, một quá trình diễn ra trong điều kiện đặc biệt (quá trình đoạn nhiệt).
JVE Group cho biết sẽ áp dụng tổng hợp việc phun rải nước nano cùng vật liệu bio (được tinh chế từ nham thạch đá núi lửa Nhật Bản, không phải hóa chất nên không tan và không bị tiêu hao) lên khu bãi chôn lấp để phân hủy các chất hữu cơ, khí độc gây ra mùi hôi thối, hiệu quả lâu dài, bền vững và thân thiện với môi trường do không phải sử dụng hóa chất.
Trước đó, như VietnamFinance đã thông tin, hồi tháng 9/2020, JVE cũng đã có đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên lịch sử-văn hoá-tâm linh, sử dụng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Để xử lý mùi hôi thối và các nguồn gây ô nhiễm, JVE cho biết sẽ sử dụng công nghệ bio-nano Nhật Bản để phân hủy tận gốc toàn bộ chất hữu cơ ô nhiễm nổi váng trên bề mặt, phân hủy tầng bùn hữu cơ ở đáy và phân hủy các yếu tố gây ra mùi hôi thối bốc lên là các khí độc như H2S (mùi trứng thối), NH3 (mùi khai), CH4...
Về phần xử lý ô nhiễm bên ngoài và cấp nước trở lại cho dòng sông, JVE cho biết sẽ phối hợp với các dự án mà TP. Hà Nội đã và đang triển khai như hệ thống thu gom nước thải bằng cống ngầm dưới lòng sông và cấp nước trở lại bằng nước sau xử lý của dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đảm bảo không chồng chéo dự án để tránh lãng phí chi phí đầu tư.
JVE cũng cho biết sẽ tiến hành xây dựng hệ thống giếng thu và đường hầm thoát lũ, chống ngập tương tự các hệ thống tại Tokyo (Nhật Bản) cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.