'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Căn hộ cao cấp giá cao tiếp tục "ế ẩm"
Thông tin về tình hình thị trường bất động sản Hà Nội quý II/2021, Sở Xây dựng cho biết, về lượng cung, căn hộ vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo. Cụ thể, có tổng cộng 4.278 sản phẩm được chào bán ra thị trường. Trong đó, căn hộ chung cư là 3.725 sản phẩm (chiếm 80% tổng cung); còn lại là shophouse (nhà phố thương mại) 142 sản phẩm; nhà liền kề 710 sản phẩm.
Trong số 3.725 căn hộ chung cư được đưa ra thị trường, căn hộ giá bình dân, giá rẻ ngày càng chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể, phân khúc căn hộ cao cấp chiếm 28% (1.052 sản phẩm); phân khúc trung cấp chiếm 64% (2.374 sản phẩm); còn phân khúc bình dân chỉ chiếm 8% (300 sản phẩm).
Hầu hết nguồn cung thị trường trong quý II/2021 được chào bán từ 11 dự án bất động sản đã chào bán từ trước và không có dự án mới nào được cấp đủ điều kiện bán hàng trong quý II/2021. Sản phẩm căn hộ chủ yếu nằm ở các quận như: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Cầu Giấy; nhà liền kề chủ yếu ở Đông Anh, Gia Lâm...
Trong quý II/2021, căn hộ chỉ hấp thụ tốt ở những dự án giá bình dân và rất chậm ở phân khúc cao cấp. Kể cả những dự án được đánh giá là chất lượng tốt cũng có tỷ lệ hấp thụ không cao
Trong khi đó, lực cầu xuất hiện từ các ngành kinh tế suy yếu khác đã chuyển dòng đầu tư vào thị trường bất động sản làm tăng lực cầu đầu tư ngắn hạn. Điểm này đã làm thị trường bất động sản nóng lên ở một số khu vực, trong đó có những khu vực nông thôn, ngoại thành (những vùng chuẩn bị lên quận). Thị trường cũng ghi nhận lực cầu về nhà đất tăng mạnh.
Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng Hà Nội, căn hộ chỉ hấp thụ tốt ở những dự án giá bình dân và rất chậm ở phân khúc cao cấp. Kể cả những dự án được đánh giá là chất lượng tốt cũng có tỷ lệ hấp thụ không cao. Hàng tồn chủ yếu nằm ở căn hộ có giá trên 35 triệu đồng/m2, nhà đất có giá trên 100 triệu đồng/m2.
Trong quý II/2021, thị trường ghi nhận lượng giao dịch đạt thấp, một phần do giá đã neo ở mức cao, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh. Bên cạnh đó, tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản bị siết mạnh đã làm giảm lượng giao dịch từ các nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ. Cụ thể, có 1.094 sản phẩm được giao dịch trong quý II/2021; tỷ lệ hấp thụ là 25,5%.
Trong đó, sản phẩm căn hộ có tỷ lệ hấp thụ thấp nhất với 650/3.726 sản phẩm được giao dịch, chiếm 18%; shophouse với 49/142 sản phẩm được giao dịch, chiếm 34,5% và nhà liền kề với 375/710 sản phẩm được giao dịch, chiếm 53%.
Thị trường yếu, giao dịch chững lại
Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá, quý II/2021, thị trường Hà Nội sau biến động sốt đất mạnh và dịch Covid-19 còn kéo dài nên thị trường yếu, ít giao dịch. Các chủ đầu tư vì vậy hạn chế chào bán để thăm dò thị trường. Do vậy, cũng không có hiện tượng điều chỉnh giá.
Giá căn hộ bình dân, trung cấp không có biến động. Tuy nhiên, tại các dự án thuộc phân khúc cao cấp đã có động thái giảm giá qua các chương trình khuyến mại, quà tặng... Trong khi đó, ở thị trường thứ cấp (đầu tư) có hiện trường giảm giá bán xuất hiện ở các dự án cao cấp.
Thị trường Hà Nội sau biến động sốt đất mạnh và dịch Covid-19 còn kéo dài nên thị trường yếu, ít giao dịch
Đối với phân khúc đất nền, giá đất tại các dự án ở Đông Anh, Gia Lâm chững lại và giữ như ở cuối quý I/2021, giao dịch thấp. Trong khi đó, giá đất ở một số khu vực có hiện tượng sốt đất như: Hòa Lạc, Sơn Tây, Hoài Đức... đã có hiện tượng sụt giảm, thể hiện qua số lượng chào bán trên thị trường, nhưng cũng không xuất hiện giao dịch thực.
Ngoài ra, tình trạng sốt đất đã kéo theo hiện tượng người dân đòi đền bù giá cao ở nhiều khu vực, dẫn đến bế tắc cho nhiều dự án phát triển bất động sản tại Hà Nội.
Cũng theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 71 dự án phát triển nhà ở đang triển khai xây dựng, tương ứng với 154.414 căn hộ. Trong đó, có 122.031 căn hộ chung cư, 32.383 căn hộ thấp tầng.
Trong số 71 dự án phát triển nhà ở đang triển khai xây dựng, có 9 dự án nhà ở xã hội, tương ứng với 8.756 căn hộ chung cư. Trong quý II/2021, không có dự án nhà ở mới nào được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bên cạnh đó, trong quý II/2021, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai cho 6 dự án (3.386 căn hộ), tương ứng khoảng 673.131m2 sàn. Trong đó, có 1.832 căn hộ chung cư, khoảng 97.711m2 sàn; 1.554 căn hộ thấp tầng, khoảng 575.420m2 sàn.
Liên quan đến vấn đề tồn kho bất động sản, theo báo cáo của các chủ đầu tư, khi dự án đủ điều kiện để huy động vốn (bán nhà ở hình thành trong tương lai), trong năm đầu, số lượng tồn kho khoảng 30-50%. Để có con số chính xác, Sở Xây dựng đã yêu cầu chủ đầu tư báo cáo số lượng tồn kho bất động sản tại các dự án.
Nhìn nhận thế về cơn sốt đất ở Hà Nội thời gian vừa qua, ông Trần Ngọc Minh, trưởng phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết cơn sốt đất ở Hà Nội có một số nguyên nhân như thông tin về quy hoạch, điều chỉnh khung giá đất, ngoài ra việc sốt đất do theo chu kì, xu hướng đầu tư của dòng tiền. Cùng với đó, ở Hà Nội năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó có chỉ tiêu về phát triển nhà ở, cải thiện điều kiện nhà ở cho người dân…. Thành phố xây dựng kế hoạch và công bố hàng loạt quy hoạch sẽ triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Từ những thông tin như vậy, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các khu vực có định hướng phát triển đô thị. Đơn cử như việc Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức được công bố chuẩn bị lên Quận và bắt đầu đầu tư giai đoạn khởi điểm nên nhiều người đầu tư và trở thành nguyên nhân đẩy giá đất. "Trong thời gian vừa qua, việc hoàn chỉnh đồ án quy hoạch mới được phê duyệt. Do vậy, giá đất được đẩy lên cao nhất trong thời gian qua là đất ở nông thôn, đất vườn- ao, đất lâm nghiệp… Có những nơi tăng lên 100%, thậm chí có nơi đột biến tăng 200%, nhưng rất ít", ông Minh cho biết. Nhiều thông tin chỉ ở mức độ rò rỉ thì ngay lập tức, giá đất đã được đẩy lên rất cao. Một trong những nguyên nhân nữa mà phía Sở Xây dựng muốn quản lý chặt đó là một số đối tượng, nhóm đầu cơ thổi giá đất. Hiện nay, chúng ta mới chỉ công bố quy hoạch. Vài thế nên công khai cả việc tiến độ thực hiện quy hoạch, thời gian quy hoạch và dự án quy hoạch… Theo ông Minh, hiện nay, các dự án được phân lô bán nền là rất ít. Còn 90-95% thực hiện quy định tối thiểu xây thô mặt ngoài mới được phép. "Chúng ta đang tiến tới điều chỉnh, hoàn thiện quy định về kinh doanh bất động sản, đầu tư phát triển nhà ở… Khi thị trường được minh bạch thì sẽ không tạo ra những cơn sốt đất như hiện nay", ông Minh nói. |
Xem thêm: Hà Tĩnh xóa nợ 1,6 tỷ cho Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.