Tái khởi động điện hạt nhân: Ninh Thuận kiến nghị loạt vấn đề nóng
Bích Hạnh -
14/11/2024 08:00 (GMT+7)
(VNF) - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có công văn góp ý gửi Bộ Công thương sau khi bộ này gửi văn bản lấy ý kiến các đơn vị về báo cáo tái phát triển điện hạt nhân.
Trong văn bản góp ý vừa gửi đến Bộ Công thương, UBND tỉnh Ninh Thuận (địa phương duy nhất có 2 vị trí được chọn làm điện hạt nhân) cho hay, ngày 25/11/2009, Quốc hội thông qua Nghị quyết 41 năm 2009 về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng công suất 4.000 MW.
Đây là dự án trọng điểm quốc gia, tác động lớn và có vai trò động lực quyết định đến phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Thuận.
Kịch bản tăng trưởng của Ninh Thuận bị phá vỡ
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này giai đoạn 2010-2020 được xây dựng xoay quanh trục phát triển của Dự án điện hạt nhân và những tác động lan tỏa của Dự án điện hạt nhân đến các lĩnh vực ngành nghề trong kịch bản phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
Khu vực từng dự kiến phát triển điện hạt nhân.
Tuy nhiên, ngày 26/11/2016, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 31 năm 2016 dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Chủ trương này đã phá vỡ các kịch bản tăng trưởng và phát triển của tỉnh Ninh Thuận.
Trong bối cảnh đó, trên cơ sở xác định tiềm năng lợi thế về năng lượng tái tạo, tỉnh Ninh Thuận đã điều chỉnh chiến lược sang phát triển năng lượng tái tạo. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 57 dự án/3.750 MW tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh này cho hay, từ khi triển khai đến khi dừng thực hiện hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 & 2, Ban quản lý điện hạt nhân đã xây dựng hệ thống cấp điện phục vụ thi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1; Xây dựng khu quản lý vận hành, khu chuyên gia và trụ sở Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Về đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân khu vực dự án và phát triển khu dân cư đối với 2 vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, đến nay đã được cấp 423 tỷ đồng, (nguồn vốn ngân sách Trung ương 273 tỷ; vốn ngân sách tỉnh 150 tỷ đồng) để thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng; hiện tỉnh đang triển khai xây dựng 18 hạng mục công trình kết cấu hạ tầng
Về đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử tổng cộng 323 sinh viên đi học các chuyên ngành liên quan đến điện hạt nhân tại các trường đại học của Liên bang Nga. Trong tổng số 323 sinh viên này, đó có 87 sinh viên là người tỉnh Ninh Thuận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã làm việc với phía Nhật Bản về đào tạo nhân lực từ trình độ đại học trở lên cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2, trong đó có đào tạo 100 sinh viên tại các trường đại học của Nhật Bản từ năm 2016.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã triển khai thực hiện dự án đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1&2 cho 31 sinh viên các chuyên ngành liên quan đến điện hạt nhân.
Nhiều kiến nghị quan trọng về điện hạt
Trước chủ trương khởi động lại dự án điện hạt nhân, tỉnh Ninh Thuận cho rằng, việc bổ sung một loại hình năng lượng sạch chạy nền mang tính ổn định chiến lược là điện hạt nhân, UBND tỉnh Ninh Thuận đồng thuận sự cần thiết nghiên cứu phát triển điện hạt nhân theo đề nghị của Bộ Công thương.
Tuy nhiên, để việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng "0" năm 2050, tỉnh Ninh Thuận kiến nghị nhiều nội dung.
Hạ tầng phát triển kinh tế sau khi dừng dự án điện hạt nhân.
Cụ thể, theo tỉnh Ninh Thuận, hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng 18 hạng mục công trình kết cấu hạ tầng tại 2 vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, 2 và có nguồn nhân lực được cử đi đào tạo chuyên sâu về điện hạt nhân vừa qua tại các quốc gia (trong đó có sinh viên Ninh Thuận).
Do đó, cần xác định lộ trình phát triển điện hạt nhân cụ thể, nhằm tránh làm lãng phí nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn lực đất đai tại 2 vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân và nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu vừa qua.
Tỉnh này cũng đề nghị Bộ Công thương kiến nghị các cơ quan thẩm quyền Trung ương xem xét, có chủ trương thống nhất để thực hiện bảo đảm hiệu quả, đồng bộ, tạo niềm tin cho nhân dân khi triển khai chủ trương phát triển điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất; ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc phát triển điện hạt nhân.
Cũng theo tỉnh này, Ninh Thuận có tiềm năng về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo, được Chính phủ xác định là Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước theo Nghị quyết 115 năm 2018. Và năng lượng, năng lượng tái tạo cũng là ngành trụ cột quan trọng số 1 của tỉnh trong Quy hoạch tỉnh.
Vì thế, tỉnh này đề nghị Bộ Công thương trong quá trình triển khai chiến lược phát triển điện hạt nhân, cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng Ninh Thuận thành "Trung tâm công nghiệp xanh, sạch" nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Ninh Thuận cũng như cho Quốc gia trong phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và kết nối cầu Kênh Vàng đi Hải Dương qua tỉnh Bắc Ninh dài trên 33km, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 56.200 tỷ đồng.
(VNF) - Hai doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc cùng động thổ 2 dự án công nghệ cao với tổng mức đầu tư hơn 640 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II trong ngày 30/3.
(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12/2026, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt và các dự án trọng điểm quốc gia.
(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.
(VNF) - Ngày 29/3, TP. HCM tổ chức lễ khởi công dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, kết nối công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) với công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức).
(VNF) - Bộ Công thương quyết định thành lập tổ công tác để trao đổi, làm việc với các nhà đầu tư (NĐT) Thái Lan về vướng mắc của các dự án điện gió, điện mặt trời
(VNF) - Năm 2025, Quảng Nam tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những dự án quan trọng, có tính đột phá và lan tỏa, đồng thời thu hút đầu tư ngoài ngân sách theo phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.
(VNF) - TP. HCM dự kiến việc lựa chọn nhà thầu thi công cho tuyến metro số 2 (bến Thành- Tham Lương) sẽ diễn ra vào tháng 10/2025 và khởi công vào tháng 12/2025, đồng thời bổ sung tuyến metro kết nối đến huyện Cần Giờ (tuyến metro 12) vào danh mục dự án để thực hiện theo nghị quyết số 188 của Quốc hội.
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
(VNF) - Lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo thi công tuyến đường Tây Thăng Long đoạn 2,1km từ nút giao đường tỉnh 422 tới Tây Tựu đi qua Vinhomes Wonder City. Dự kiến chậm nhất tuyến đường này bắt đầu thi công vào ngày 6/4.
(VNF) - Theo quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Quảng Ngãi đến năm 2030 cần khoảng 10.830 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 7.960 tỷ đồng.
(VNF) - Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An đã có chủ trương triển khai và cam kết đảm bảo cân đối vốn ngân sách địa phương cho dự án đường Vành đai 4 TP. HCM đoạn qua tỉnh Long An.
(VNF) - Với tổng mức đầu tư lên đến hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn tới, Cần Giờ đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn vào lĩnh vực hạ tầng, logistics, bất động sản và giao thông đô thị.
(VNF) - Trong những năm gần đây, Singapore duy trì vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và chính sách thu hút đầu tư cởi mở, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore.
(VNF) - UBND tỉnh Lạng Sơn vừa đề xuất bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và kết nối cầu Kênh Vàng đi Hải Dương qua tỉnh Bắc Ninh dài trên 33km, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 56.200 tỷ đồng.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.