Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Mới đây, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tiến hành lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân nhằm khẩn trương hoàn thiện Quy chế Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn.
Taxi phải mở tài khoản điện tử để thực hiện việc trả phí tự động
Trong đó, đáng chú ý nhất là quy định đơn vị taxi phải mở tài khoản điện tử để thực hiện việc trả phí tự động cũng như việc nộp phạt khi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, dự thảo quy chế cũng quy định sau 6 tháng kể từ ngày quy chế này có hiệu lực, các đơn vị taxi phải sử dụng phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội. Dữ liệu phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội được kết nối với hành khách, lái xe và đơn vị taxi thông qua các thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, máy tính bảng).
Phần mềm dùng chung này nhằm hỗ trợ việc quản lý, kết nối và điều hành giữa hành khách, lái xe và đơn vị taxi do Hiệp hội taxi Hà Nội xây dựng và quản lý.
Ngoài ra, từ năm 2019 đến năm 2025, xe taxi thay mới, tăng thêm sẽ áp dụng màu sơn chung. Từ năm 2026, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp taxi được lựa chọn các màu đã quy định và đăng ký thương hiệu riêng của mình.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, việc Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu mở tài khoản điện tử là hoàn toàn đúng đắn và ông đồng tình ủng hộ.
“Đã gọi kinh doanh vận tải ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì anh phải tuân thủ theo luật pháp. Lâu nay đã thả “nổi” thì bây giờ phải đưa vào quản lý”, ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội
Theo ông Hùng, trước tiên cần phải tạo ra được một bộ nhận diện, từ đó mới đưa ứng dụng công nghệ vào để quản lý. “Hiện nay Hà Nội vẫn chưa lắp hết camera. Bộ Giao thông vận tải là bộ chủ quản để quản lý tất cả phương tiện kinh doanh trên cả nước không có trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu. Vậy chúng ta lấy công nghệ ở đâu?”, ông Hùng cho hay.
Cũng theo ông Hùng, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là trái với Luật Giao thông đường bộ.
“Luật Giao thông đường bộ không có định nghĩa về loại hình kinh doanh điện tử. Chính vì thế, hợp đồng kinh doanh điện tử dưới 9 chỗ về bản chất là tương đồng với kinh doanh taxi, tại sao không “ấn” vào loại hình taxi để quản lý cho khoẻ”, ông Hùng nói.
Trở ngại lớn nhất khi triển khai ví điện tử là các loại phí liên quan Nhìn nhận về vấn đề này, TS Nguyễn Hữu Đức - chuyên gia giao thông cho rằng, ví điện tử là phương thức thanh toán hiện đang được Chính phủ khuyến khích, tiến hành sử dụng càng ít tiền mặt càng tốt. Hiện nay ví điện tử đã rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam áp dụng loại hình thanh toán này là lẽ đương nhiên và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Đức, việc áp dụng loại ví điện tử này sẽ khiến các tài xế lái xe sẽ có phần “e dè” trước loại hình mới này, đặc biệt là lo ngại tới vấn đề các loại phí liên quan. Ngoài ra, thêm một trở ngại khác đó là hiện nay có rất nhiều loại ví điện tử khác nhau, do đó việc lựa chọn loại ví điện tử nào phù hợp và đơn giản nhất cho người dùng lại là một câu hỏi lớn đặt ra. |
Xem thêm: Hà Nội đề xuất taxi phải mở tài khoản điện tử để trả phí tự động và nộp phạt nguội
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.