'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thặng dư ngân sách (budget surplus) là tổng thu nhập hay nguồn thu của ngân sách vượt quá tổng các khoản chi tiêu ngân sách. Cũng như thâm hụt, khái niệm thặng dư ngân sách thường được dùng để chỉ tình trạng tổng nguồn thu từ thuế của chính phủ lớn hơn nhu cầu chi tiêu của chính phủ.Tbhặng dư ngân sách có thể phát sinh một cách khách quan khi thu nhập của nền kinh tế tăng lên đến một mức nào đó chứ không nhất thiết là kết quả kiềm chế chi tiêu của chính phủ.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Thay đổi về kinh tế và chi tiêu tạo ra thặng dư. Thặng dư ngân sách là một chỉ báo của một nền kinh tế lành mạnh. Tuy nhiên, chính phủ không nhất thiết phải duy trì thặng dư. Ví dụ, không có thặng dư ngân sách không có nghĩa là nền kinh tế đang hoạt động một cách không hiệu quả.
Thặng dư ngụ ý rằng chính phủ có thêm tiền; các khoản tiền này có thể được phân bổ để trả các khoản nợ, làm giảm lãi suất phải trả và giúp nền kinh tế trong tương lai. Ví dụ, thặng dư ngân sách có thể giảm thuế, bắt đầu chương trình mới và tài trợ các chương trình công cộng hiện có, chẳng hạn như an sinh xã hội hoặc y tế.
Ngoài ra, thặng dư có thể giảm nợ công, tài trợ cho quân đội, cơ sở hạ tầng, năng lượng và các công trình công cộng, trả lương, thực hiện chính sách, hoặc được tiết kiệm để chi tiêu trong tương lai khi thâm hụt xảy ra. Thặng dư ngân sách xảy ra sau khi giảm chi phí và chi tiêu hoặc cả hai. Việc tăng thuế cũng có thể dẫn đến thặng dư. Thặng dư làm giảm nhu cầu tiêu dùng, làm giảm giá tiêu dùng và làm chậm nền kinh tế.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.