Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Thất nghiệp (unemployment) là tình trạng người lao động muốn có việc làm, nhưng không có việc làm. Cần chú ý rằng khi người lao động không có việc làm, máy móc, nhà xưởng và thiết bị tư bản cũng không được sử dụng vào sản xuất và do vậy sản lượng của nền kinh tế không đạt mức tiềm năng. Việc loại trừ thất nghiệp và sử dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi để đặt được trạng thái đầy đủ việc làm là mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô.
Thất nghiệp thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm số người hiện không có việc làm trong lực lượng lao động. Hình nêu ra số liệu minh họa cho tỷ lệ thất nghiệp ở Anh, Mỹ và Nhật từ năm 1980 đến 1988.
Anh | Mỹ | Nhật | |
1980 | 6,6 | 7,0 | 2,0 |
1981 | 9,9 | 7,5 | 2,2 |
1982 | 11,4 | 9,5 | 2,4 |
1983 | 12,6 | 9,5 | 2,6 |
1984 | 13,0 | 7,4 | 2,7 |
1985 | 13,1 | 7,1 | 2,6 |
1986 | 13,3 | 6,8 | 2,8 |
1987 | 10,2 | 6,1 | 2,8 |
1988 | 8,3 | 5,4 | 2,5 |
Nếu thất nghiệp có nguyên nhân ở sự thiếu hụt tổng cầu, tức tổng cầu quá thấp, không đủ để mua mức tổng cung toàn dụng, thì phương pháp để cắt giảm thất nghiệp là sử dụng công cụ của các chính sách tài khóa và tiền tệ để làm tăng tổng cầu, qua đó làm tăng sản lượng và việc làm. Ví dụ, nếu chính sách tài chính và/hoặc chính sách tiền tệ làm dịch chuyển đường tổng cầu từ AD1 lên AD2 thì sản lượng sẽ tăng từ Y1 lên Y2 như trong hình và thất nghiệp giảm xuống.
Nấu cso sự trục trặc từ phía cung, thất nghiệp có thể xuất hiện khi đất nước tham gia vào thương mại quốc tế. Việc sử dụng nguồn lực không có hiệu quả và tình trạng thiếu vốn đầu tư để hiện đại hóa nhà máy và sản phẩm có thể dẫn tới việc thay thế sản phẩm trong nước bằng sản phẩm sản xuất ở nước ngoài (tức có tình trạng xâm nhập của hàng nhập khẩu), dẫn tới tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng. Mặc dù chính phủ có thể áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để nghăn chặn xu hướng tiêu cực này, nhưng nó không thể thay thế cho hiệu quả của nền snar xuất trong nước.
Ba dạng cơ bản của thất nghiệp là thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ bản và thất nghiệp chu kì.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Thất nghiệp (unemployment) tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.
Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến trật tự xã hội…
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.