'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tính lũy kế từ năm 1988 đến tháng 6/2023, TP. HCM có 11.868 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 81,29 tỷ USD. Trong đó có 70% số dự án là cấp phép mới. Tuy được đánh giá vẫn nằm trong tốp đầu các địa phương hút vốn FDI cả nước, nhưng gần đây, dòng vốn này vào thành phố đang có dấu hiệu chững lại.
Đơn cử, sau khi hai lần đăng ký đầu tư đạt gần 1,5 tỷ USD, “đại bàng” Intel Products Việt Nam về “làm tổ” tại khu công nghệ cao TP. HCM, thì mãi đến nay, thành phố chỉ đón thêm một doanh nghiệp FDI lớn khác là Samsung. Nhờ Samsung HCMC CE Complex tăng vốn trên 841 triệu USD vào năm ngoái đã giúp thành phố góp mặt trong tốp 5 địa phương có dự án FDI lớn nhất năm 2022 trên cả nước.
Dẫu vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài có quy mô lớn đã “lắc đầu” khi đến nay, thành phố đã có 17 khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động và đã lấp đầy quỹ đất hơn 80%. “Quỹ đất dành cho phát triển các KCN của thành phố được Chính phủ phê duyệt cuối năm 2014 chỉ có tổng diện tích 5.921ha, cho đến nay diện tích đất vẫn không được tăng lên, nên không thể hy vọng thu hút thêm nhà đầu tư lớn”, đại diện Ban quản lý các khu chế xuất - công nghiệp (Hepza) cho hay.
Vào cuối năm ngoái, TP. HCM đã để tuột mất hai “đại bàng” lớn đến từ Đan Mạch là Tập đoàn LEGO và Tập đoàn Pandora. Cả hai đã ký kết hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy tại KCN VSIP 3 (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) với tổng số vốn hơn 1,1 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 10 nghìn lao động tại Việt Nam thay vì “làm tổ” tại TP. HCM.
Theo ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN TP. HCM (HBA), điểm nghẽn lớn nhất hiện nay để thu hút đầu tư và đón đầu dịch chuyển vốn đầu tư mới vào các KCN tại thành phố là quỹ đất. Hiện KCX Tân Thuận đã trải qua thời gian hoạt động là 32 năm, đến năm 2041, KCX này sẽ hết thời gian thuê đất. Theo sau đó là một số KCN khác cũng hết thời hạn thuê đất.
“TP. HCM hiện nay không phải là không có đất nhưng để có quỹ đất lớn thì lại không có khả năng. Thành phố chỉ có đất cung cấp 3-5 ha và điều đó không thể thu hút được những nhà đầu tư lớn. Lĩnh vực BĐS công nghiệp, vì vậy, rất khó phát triển. Rất đấng tiếc khi thời gian vừa qua, một số nhà đầu tư đã dịch chuyển qua Đồng Nai, Bình Dương để tìm cơ hội, tìm quỹ đất lớn hơn để đầu tư thay vì ở TP. HCM”, ông Đức chia sẻ.
Trong nỗ lực tìm lời giải cho bài toán quỹ đất hạn chế, TP. HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch đất cho KCN Phạm Văn Hai 1 và Phạm Văn Hai 2 với diện tích 668ha và đã được Chính phủ quyết định bổ sung quy hoạch này cho thành phố vào đầu năm nay. Việc tiến hành quy hoạch và đấu thầu để xây dựng cơ sở hạ tầng các quỹ đất này đang là cơ hội để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lớn…
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khẳng định Bộ đã và đang phối hợp với các địa phương, các tổ chức liên quan tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển KCN, khu kinh tế, trong đó có việc nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.
Hiện nay, TP. HCM đang tiến hành xây dựng đề án định hướng phát triển các KCN, KCX trên địa bàn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có 5 KCN, KCX được lựa chọn làm thí điểm và đến giữa năm 2024 sẽ tiếp tục triển khai ở nhiều khu vực khác. Bên cạnh đó, thành phố nghiên cứu xây dựng một số quỹ đất khoảng 1.000ha và đang triển khai từng bước về quy hoạch, đền bù giải tỏa để sớm đưa diện tích đất này vào khai thác, tạo ra các dự án BĐS công nghiệp lớn.
Ở góc độ tính toán sức đầu tư, thành phố xây dựng dự thảo các tiêu chí về sức đầu tư ở một số ngành nghề. Trong đó, trung bình sức đầu tư ở một số KCN, KCX trên địa bàn là 5 triệu USD/ha, với hướng xây dựng sắp tới, sẽ nâng lên từ 12-15 triệu USD/ha, tùy ngành nghề để thu hút các dự án mới.
Đáng lưu ý, việc triển khai mô hình nhà xưởng cao tầng tại một số đơn vị ở KCX Tân Thuận và Linh Trung chiều cao 9-10 tầng để phục vụ cho những dự án phù hợp như: công nghệ thông tin, công nghệ cao… đã giải quyết một phần khó khăn về quỹ đất công nghiệp hiện nay.
Cùng với việc tìm cách tăng quỹ đất, báo cáo mới đây của UBND TP. HCM cho thấy, thành phố ưu tiên thu hút đầu tư các ngành kinh tế số, công nghệ vi điện tử, bán dẫn và công nghệ thông tin, tự động hóa, cơ khí chính xác; vật liệu mới, dược phẩm, công nghiệp sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ môi trường, năng lượng sạch… đồng thời, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics, triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chính quyền số...
Thành phố đang xây dựng đề án thu hút vốn FDI giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn 2030, trong đó hướng tới nhà đầu tư chiến lược (rót vốn từ 30.000 tỷ đồng cho dự án thông thường hoặc từ 3.000 tỷ đồng vào dự án nghiên cứu đổi mới sáng tạo). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, đến năm 2025, kỳ vọng thu hút trên 50 dự án công nghệ cao, với ít nhất một tập đoàn công nghệ cao tên tuổi lớn, tổng vốn đầu tư ít nhất đạt 3 tỷ USD vào TP. HCM.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.