Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Như đã thông tin tại bài viết trước, DatViet VAC là một trong những tập đoàn công nghệ truyền thông và giải trí lớn nhất Việt Nam hiện nay, do ông Đinh Bá Thành làm chủ tịch HĐQT.
Hệ sinh thái của DatViet VAC lên tới hàng chục thành viên, hoạt động rộng khắp trong hầu hết các mảng miếng của ngành truyền thông như: quảng cáo, sản xuất chương trình truyền hình thực tế, cung ứng bản quyền truyền hình, sản xuất phim truyền hình, phát triển kênh truyền hình, quản lý nghệ sĩ, cung cấp nền tảng giải trí…
Xem thêm: ‘Soi’ tài chính DatViet VAC Media Entertaiment Group của ông Đinh Bá Thành: Điểm đen dòng tiền
Không chỉ là “ông trùm” trong lĩnh vực truyền thông – giải trí, ông chủ DatViet VAC còn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản mà cụ thể là dự án The Nam Khang Resort Residences tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Dự án này có quy mô 172.998m2, gồm 2 khối căn hộ 43 tầng với 988 căn, 130 căn biệt thự, hồ bơi cùng hệ thống nhà hàng và các công trình khác do Công ty Cổ phần The Nam Khang làm chủ đầu tư.
Hồi đầu năm nay, Công ty The Nam Khang đã đạt được thỏa thuận với Mandarin Oriental Hotel để tập đoàn này quản lý dự án The Nam Khang Resort Residences.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty The Nam Khang được lập ra vào tháng 3/2007, trụ sở tại 222 Pasteur, phường 6, quận 3, TP. HCM – “đại bản doanh” của DatViet VAC.
Cơ cấu cổ đông của The Nam Khang ghi nhận sự chi phối của ông Đinh Bá Thành với tỷ lệ sở hữu 60%, theo sau là bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp với 39% và Nguyễn Thị Khánh Ngọc 1%.
Giai đoạn 2018 – 2020, tổng tài sản của The Nam Khang tăng trưởng khá mạnh, từ 146 tỷ đồng lên 474 tỷ đồng, tức tăng gấp 3 lần, hầu hết là tài sản ngắn hạn.
Điểm nổi bật trong cơ cấu tài sản là sự tăng trưởng cực mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn, từ 797 triệu đồng lên 332 tỷ đồng, tức tăng gấp 416 lần. Tính ra, khoản phải thu ngắn hạn chiếm tới 90% tổng tài sản vào năm 2019 và 70% năm 2020 – một tỷ trọng đáng quan ngại.
Nợ phải trả của The Nam Khang những năm qua không đáng kể, có xu hướng giảm, đó là nhờ công ty đã tăng vốn mạnh trong năm 2019, từ 180 tỷ đồng lên 525 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2018 – 2020, The Nam Khang chưa ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu tài chính chỉ lẻ tẻ vài triệu đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý trung bình khoảng 10 tỷ đồng. Bởi vậy, suốt giai đoạn này, công ty liên tiếp lỗ sau thuế với mức lỗ lần lượt là: -9,3 tỷ đồng, -11 tỷ đồng và -9,2 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2020, số lỗ lũy kế đã lên đến 52 tỷ đồng, kéo vốn chủ sở hữu của công ty xuống mức 473 tỷ đồng.
Diễn biến dòng tiền của The Nam Khang cũng rất đáng quan ngại khi dòng tiền kinh doanh âm liên tiếp trong 3 năm trở lại đây với mức âm lần lượt là: -14,6 tỷ đồng, -29,8 tỷ đồng và -44,6 tỷ đồng.
Dòng tiền tài chính có dương nhờ nhận vốn góp của chủ sở hữu song không đủ để bù đắp sự thiếu hụt. Hậu quả là lưu chuyển tiền thuần âm lên tục với mức âm ngày càng nặng: -3,6 tỷ đồng (2018), -29,8 tỷ đồng (2019) và -31,1 tỷ đồng (2020).
Điều này khiến quy mô vốn bằng tiền của The Nam Khang suy giảm nghiêm trọng trong giai đoạn 2018 – 2019. Cụ thể, tiền và tương đương tiền giảm từ 63 tỷ đồng (2018) xuống 33 tỷ đồng (2019) rồi lao dốc xuống 2 tỷ đồng (2020).
Với kết quả này, không ngoại trừ trong những năm tới tới, The Nam Khang sẽ phải tiếp tục tăng vốn hoặc đi vay để có tiền hoạt động, nhất là khi dự án The Nam Khang Resort Residences bước vào giai đoạn tiếp theo.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.