Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hàng trăm dự án chờ tháo gỡ
Suốt thời gian dài, nhiều dự án bất động sản "nằm im" để chờ tháo gỡ vướng mắc pháp lý - chiếm tới 70% vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản. Pháp lý chính là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của dự án bất động sản. Vấn đề then chốt này cần phải giải quyết để tạo ra sức bật giúp thị trường bất động sản hồi phục, nhất là vướng mắc về chính sách đất đai.
Bởi vậy, khi Luật Đất đai (sửa đổi) chính thức được thông qua, các chuyên gia nhận xét những điểm nghẽn pháp lý sẽ sớm được gỡ bỏ giúp nhiều dự án bất động sản hồi sinh và đưa thị trường nhanh chóng phục hồi sau thời gian "ốm" kéo dài. Những điểm mới trong Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tác động nhiều đến các chủ thể tham gia thị trường bất động sản.
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy năm 2023, nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho bất động sản của Chính phủ, các bộ, ngành đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến tích cực theo thời gian tuy vẫn còn "khiêm tốn" so với giai đoạn trước đây.
Nguồn cung và lượng giao dịch phân khúc bất động sản nhà ở năm 2023 chỉ bằng lần lượt 32% và 17% của năm 2018 - thời điểm chưa xảy ra đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm 2023 ghi nhận con số thanh khoản trên thị trường đang dần được cải thiện. Tổng giao dịch qua quý I đạt 2.700, quý II là 3.700, quý III khoảng 5.778 và quý IV là 5.710 sản phẩm.
Theo nhận định của VARS, quá trình phục hồi vừa qua kéo dài hơn dự kiến do những điểm nghẽn về pháp lý và nguồn vốn chưa được khơi thông. Thị trường bất động sản buộc phải tiếp tục duy trì trạng thái chờ.
Tuy năm 2023 đã có khoảng 500 dự án được tháo gỡ vướng mắc, triển khai trở lại, góp phần tăng cường niềm tin cho thị trường nhưng vẫn còn hàng trăm dự án chờ đợi Luật Đất đai sửa đổi có cơ chế mới để được tháo gỡ, tái khởi động trở lại; cơ quan quản lý địa phương cũng chờ đợi quy định mới để phê duyệt dự án mới.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cả nước hiện có hàng trăm dự án đang gặp vướng mắc về pháp lý, trong đó nổi bật là vướng mắc về quy định đất làm dự án. Luật Đất đai (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề cần phải điều chỉnh quy định nhằm gỡ vướng mắc cho các dự án. Việc sửa đổi luật không chỉ gỡ khó cho doanh nghiệp, khơi thông được dự án ách tắc, mà còn giúp gia tăng nguồn cung, giảm giá nhà.
"Đây cũng là mục tiêu Chính phủ đặt ra trong phát triển thị trường bất động sản năm 2024 là ổn định, bền vững, hạ giá nhà để ngày càng nhiều người dân có cơ hội sở hữu nhà ở, an cư lạc nghiệp", ông Châu nhấn mạnh.
Cần sớm có hướng dẫn cho dự án chuyển tiếp
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Cường, Trưởng ban điều hành Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tại Đồng Nai, cho biết cộng đồng doanh nghiệp đặt kỳ vọng lớn vào tác động tích cực của Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đối với sự phát triển, phục hồi của thị trường. Tuy nhiên, những dự án đã bắt đầu thủ tục đầu tư từ năm 2022 đến khi các luật này có hiệu lực vào năm 2025 sẽ phải đối mặt với những thay đổi đáng kể trong hành lang pháp lý.
Do đó, doanh nghiệp mong đợi cơ quan chức năng sẽ chú ý đến việc chuyển tiếp các dự án giữa thời kỳ thay đổi luật và cung cấp hướng dẫn chi tiết cho quá trình triển khai. Việc ban hành Nghị định hướng dẫn cụ thể và kịp thời được coi là quan trọng, giúp giải quyết khó khăn và thúc đẩy sự phục hồi tích cực của thị trường bất động sản.
Ông nhận định mặc dù phải đến năm 2025 mới chính thức có hiệu lực, nhưng các quy định mới trong Luật Đất đai (sửa đổi) trước hết sẽ là cơ sở góp phần tiếp thêm niềm tin cho thị trường. Tiếp đến là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khơi thông các dự án ách tắc, bổ sung nguồn cung mới vào thị trường nhằm kéo giảm giá nhà, giúp người dân đến gần hơn với giấc mơ an cư.
Cùng đó, Chính phủ và các bộ, ngành cần sớm ban hành văn bản, Nghị định, Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đảm bảo Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi có hiệu lực sớm đi vào cuộc sống và có hiệu lực đồng thời với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao bộ phận tư vấn đầu tư Savills Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam bị tác động bởi hai yếu tố lớn là tài chính và pháp lý. Pháp lý trong trường hợp này các luật lớn như Luật đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản. Nếu giải quyết được các vấn đề luật thì thị trường sẽ phát triển bền vững.
Do vậy, việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi sẽ tác động rất nhiều đến việc lâu nay các doanh nghiệp đang bị áp lực về tiền sử dụng đất. Việc đấu giá các tài sản của nhà nước khi có luật rõ ràng và cách tiếp cận giá trị đất đai cũng như các vấn đền bù giải tỏa thuận lợi hơn thì thị trường bất động sản sẽ từng bước cải thiện.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.