Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo tại đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt gần 6%; quy mô nền kinh tế gấp hơn 1,5 lần (năm 2015 đạt trên 55.000 tỷ đồng, năm 2020 đạt gần 84.000 tỷ đồng); tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người tăng từ 44 triệu đồng lên gần 65 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp còn 12,9%, công nghiệp - xây dựng đạt 45,8%, dịch vụ đạt 41,3%.
Ngành công nghiệp tiếp tục là động lực chủ yếu của nền kinh tế Hà Tĩnh. Tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh từ 12,4% lên 37,6%. Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động, trở thành hạt nhân tăng trưởng của nền kinh tế Hà Tĩnh trong nhiệm kỳ qua.
Một số dự án công nghiệp quan trọng được khởi công, hoàn thành và bước đầu phát huy hiệu quả như dự án Nhà máy sản xuất gỗ MDF/HDF Thanh Thành Đạt tại CCN Vũ Quang; một số dự án công nghiệp tại KCN Gia Lách, CCN Nam Hồng, CCN Phù Việt, CCN Bắc Cẩm Xuyên; dự án điện mặt trời tại Cẩm Xuyên...
Trong giai đoạn 2016 – 2020, Hà Tĩnh đã thành lập mới 5.600 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 39.000 tỷ đồng. Năm 2020 toàn tỉnh có trên 10.000 doanh nghiệp, bình quân đạt 79 doanh nghiệp/1 vạn dân; thành lập 425 hợp tác xã, 1.860 tổ hợp tác; lũy kế đến nay toàn tỉnh có 970 hợp tác xã, 3.462 tổ hợp tác có quy mô vốn đăng ký, doanh thu tăng cao so với đầu nhiệm kỳ, tạo việc làm ổn định cho hơn 46 nghìn lao động.
Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp từ 34,6% GRDP năm 2016 lên 56,6% GRDP năm 2019; giải quyết việc làm cho gần 60 nghìn lao động, đóng góp ngân sách tăng từ 2.760 tỷ đồng năm 2016 lên hơn 3.500 tỷ đồng năm 2019.
Tổng thu ngân sách đạt 57.700 tỷ đồng (tăng 53% so với giai đoạn 2011 – 2015), tăng bình quân 18,2%/năm, trong đó thu nội địa chiếm 58%.
Tổng nguồn vốn huy động trên toàn tỉnh đạt trên 164.000 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư từ khu vực tư nhân tăng khá (năm 2016 chiếm 25,7%, đến năm 2020 chiếm 60% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Tỷ trọng vốn FDI chiếm 15%; thu hút đầu tư trong nước đạt kết quả tích cực. Đến nay, Hà Tĩnh đã thu hút 813 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký 32.280 tỷ đồng và 30 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 372 triệu USD.
Hà Tĩnh cũng đã tập trung nguồn đầu tư hạ tầng đô thị, thương mại, giáo dục - đào tạo, kêu gọi được một số tập đoàn lớn như Vingroup, Nguyễn Hoàng, T&T... đầu tư, nghiên cứu đầu tư các dự án lớn trên địa bàn.
Hà Tĩnh xác định xây dựng Khu Kinh tế Vũng Áng trở thành khu kinh tế động lực của địa phương. Giai đoạn 2016 - 2019, Khu kinh tế Vũng Áng thu hút đầu tư 57 dự án, bao gồm 37 dự án trong nước vốn đầu tư gần 6.500 tỷ đồng và 20 dự án FDI vốn đầu tư 214 triệu USD; đóng góp trên 56% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, trên 95% số thu xuất nhập khẩu, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 – 2020, trong lĩnh vực kinh tế, lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh cũng thẳng thắn chỉ ra một số chỉ tiêu quan trọng đề ra không đạt trong nhiệm kỳ qua, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người…Đặc biệt sau sự cố môi trường biển năm 2016, kinh tế Hà Tĩnh suy giảm mạnh xuống -14,6%.
Ngoài ra, tăng trưởng công nghiệp của Hà Tĩnh chủ yếu dựa vào sản xuất thép từ dự án Khu liên hiệp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh. Khu Kinh tế Vũng Áng chưa thu hút được nhiều dự án lớn đầu tư, chưa thực sự trở thành khu kinh tế động lực phát triển cho vùng, khu vực; chưa tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm; tỷ lệ đô thị hóa còn thấp (tỷ lệ đô thị hóa cả nước năm 2018 đạt 38%, dự kiến năm 2019 đạt 40%).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.