Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Dự kiến, sẽ mở rộng thêm 2 làn xe rộng từ 12 đến 18m, tổng số làn xe đạt 8 làn, bề mặt đường rộng từ 39,5 đến 40,5m. Trên tuyến Quốc lộ 13 còn xây dựng cầu vượt qua nút giao thông Hữu Nghị - ngã tư Bình Hòa, với quy mô dài 880m rộng 17m; cầu vượt qua nút giao thông Hòa Lân dài 646m, rộng 17m; xây dựng mở rộng cầu Tân Phú thêm 1 đơn nguyên hướng từ TP.Hồ Chí Minh đi TP.Thủ Dầu Một, nâng tổng chiều rộng cầu lên 40,5m; xây dựng cống hộp 3 làn tại trạm thu phí Suối Giữa.
Ngoài ra, trên Quốc lộ 13 còn có 2 dự án giao thông quan trọng của tỉnh chống ùn tắc giao thông gồm hầm chui ngã 5 Phước Kiến và ngã tư Chợ Đình cũng đang được hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để giải phóng mặt bằng tổ chức thi công. Theo báo cáo của lãnh đạo các địa phương có dự án đi qua, công tác kiểm kê cơ bản đã hoàn thành sẵn sàng cho công tác giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng để sớm khởi công dự án.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trong đợt khảo sát công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường này đặc biệt lưu ý, trong quý I/2022 Ban quản lý dự án và các bên liên quan cần tập trung hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục; trong quý II tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai khởi công dự án trọng điểm nêu trên. Đồng thời lưu ý công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cần tăng cường công tác dân vận để người dân, doanh nghiệp đồng thuận, thấy được lợi ích chung dự án mang lại. Bí thư Tỉnh ủy cũng thống nhất thời gian khởi công dự án chậm nhất vào dịp lễ 30/4 sắp tới.
Vào tháng 12/2021, HĐND tỉnh Bình Dương ban hành nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13. Địa điểm thực hiện dự án tại TP. Thuận An, TP. Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Thời gian triển khai dự án trong giai đoạn 2021 – 2023.
Tổng mức đầu tư dự kiến phần bổ sung là 1.367 tỷ đồng. Chi phí giải phóng mặt bằng được thực hiện dự án sử dụng ngân sách tỉnh, không tính vào tổng mức đầu tư. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phần bổ sung gồm 20% vốn doanh nghiệp và 80% vốn vay ngân hàng. Loại hợp đồng dự kiến là BOT. Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC).
Số liệu từ trang batdongsan.com.vn cho thấy, năm 2020 tốc độ gia tăng dân số trung bình của Bình Dương là 7,3%/năm, cao nhất cả nước và gấp 3 lần TP.HCM. Mỗi năm nơi này cần thêm 7.171.520m2 nhà ở với khoảng 102.450 căn nhà (diện tích 70m2), gần gấp đôi TP.HCM.
Đơn vị này cũng chỉ ra hiện Bình Dương có 50.000 chuyên gia, hơn 1,5 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, lượng chuyên gia tập trung nhiều nhất ở Thuận An với các KCN lớn như VSIP 1, Việt Hương, Đồng An,… Đây là lý do các chủ đầu tư đổ về thành phố này triển khai nhiều dự án lớn nhỏ.
Theo ông Phan Cao Phúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Bình Dương, nhiều dự án mới đang được triển khai khá rầm rộ với nhiều phân khúc khác nhau. Dọc tuyến QL13, đoạn qua TP.Thuận An như một đại công trường luôn sáng đèn hàng đêm. Điều này cho thấy thị trường vẫn tăng trưởng với nguồn cung nhà ở dồi dào.
Các dự án đáng chú ý như Astral City, Legacy Central, Honas Residence, Rivana,Bình Dương Avenue City, Hana Garden Mall, BenCat City Zone, The Eden City, Phố thương mại Lộc Phát… ghi nhận nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu thông tin giao dịch sau một thời gian ngưng trễ.
Trên thực tế, dù phân khúc căn hộ bùng nổ tại Bình Dương suốt 2 năm qua, song có khoảng 90% thuộc dòng trung cấp và bình dân. Phân khúc cao cấp dù đã xuất hiện một vài dự án nhưng tỷ trọng còn khá ít ỏi. Các chuyên gia dự báo, dù ít nhưng những dự án cao cấp mới là điểm sáng của thị trường Bình Dương, tạo điều kiện giúp nơi này giữ chân lực lượng chuyên gia, lao động bậc cao không chỉ làm việc, công tác mà còn an tâm định cư ở địa phương.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.