Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tổ công tác thành lập dựa trên kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 15 và ngày 18/1 về dự án đường vành đai 3 và vành đai 4 TP. HCM; đường vành đai 4 Hà Nội.
Trước đó, vào tháng 9/2021, Thủ tướng có văn bản đồng ý giao UBND TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường vành đai 4 TP. HCM.
Tổ công tác gồm 14 thành viên, do ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP. HCM, làm tổ trưởng.
Các thành viên của tổ công tác gồm lãnh đạo 5 tỉnh thành: TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu; phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
Tổ công tác sẽ có nhiệm vụ tổ chức rà soát phạm vi, quy mô đầu tư, phương án kỹ thuật, công nghệ, tác động môi trường, tổng mức đầu tư dự án; phân chia dự án thành phần và các nội dung liên quan, theo đúng các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Tổ công tác cũng có nhiệm vụ đề xuất bố trí nguồn vốn ngân sách (trung ương, địa phương) và các cơ chế, chính sách cần thiết, khả thi để triển khai dự án theo đúng tiến độ yêu cầu.
Ngoài ra, Tổ công tác sẽ tham gia chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đường vành đai 3, vành đai 4 TP. HCM. Trong trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định...
Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện, cử cán bộ tham gia giải quyết nhiệm vụ thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ quan đó; có thể mời lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương liên quan hoặc các tổ chức, chuyên gia để phối hợp, tham vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác.
Cũng trong ngày 20/1, Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nội bộ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP. HCM.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký với 13 thành viên, trong đó ông Lê Hòa Bình - phó chủ tịch UBND TP.HCM, làm chủ tịch hội đồng.
Dự án đường vành đai 3 dài hơn 90 km, chạy qua TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, trong đó phần qua TP. HCM dài gần 48 km, chiếm hơn 50%.
Giai đoạn 1, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 83.290 tỷ đồng. Giai đoạn này dự án làm 4 làn xe cao tốc, 2 làn đường song hành hai bên và giải phóng một lần theo quy hoạch (8 làn xe, 2 đường song hành vỉa hè...).
Trong cơ cấu tổng mức đầu tư, chi phí giải phóng mặt bằng với đường song hành hai bên ước hơn 52.468 tỷ đồng, còn chi phí xây dựng đường cao tốc ước khoảng 32.000 tỷ đồng.
Qua tính toán cho thấy suất đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM khoảng 910 tỷ đồng/km (bao gồm mặt bằng, xây dựng đường cao tốc, đường song hành...), trong đó chi phí xây dựng khoảng 294 tỷ đồng/km.
Theo quy hoạch, TP. HCM sẽ có 3 tuyến đường vành đai với tổng chiều dài khoảng 356 km. Trong đó, đường vành đai 2 đảm nhận chức năng phân luồng giao thông trong khu vực nội thành; đường vành đai 3, vành đai 4 có tính chất liên kết vùng, kết nối các khu công nghiệp, khu đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Đến nay, thành phố mới đưa vào khai thác được khoảng 71 km đường vành đai (vành đai 2 khoảng 55 km, vành đai 3 hơn 16 km), đường vành đai 4 còn đang trong quá trình chuẩn bị dự án, chưa được đầu tư xây dựng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.