Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, TP. HCM xin giảm quy mô khu đô thị Tây Bắc từ 6.084ha xuống còn 4.410ha, tức giảm 1.674ha; tách khu dân cư hiện hữu 1.674,2 ha để quy hoạch phù hợp điều kiện thực tế, giải quyết kịp thời các bức xúc kéo dài của người dân.
Như vậy, nếu được Thủ tướng chấp thuận, khoảng 57.000 dân ở khu 1.674,2 ha sẽ thoát quy hoạch "treo", được tách thửa, được cấp sổ đỏ, được cấp giấy phép xây dựng chính thức, được mua bán sang nhượng...
Sau khi tách khu dân cư hiện hữu ra, quy mô dân số còn lại trên diện tích 4.410 ha rất thấp, không bảo đảm chỉ tiêu theo tiêu chuẩn, khó đáp ứng tính chất đô thị, không khả thi trong việc thu hút đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, UBND TP kiến nghị điều chỉnh tăng quy mô dân số từ 300.000 lên 600.000 người cho toàn khu đô thị.
TP. HCM cũng xin giảm quy mô khu đào tạo đại học từ 300ha xuống khoảng 150ha và giữ nguyên quy mô đào tạo, nghiên cứu. Việc này nhằm thuận lợi cho kêu gọi đầu tư, phù hợp với các phương thức đào tạo mới, ứng dụng công nghệ.
Khu đô thị Tây Bắc nằm trên hai huyện Hóc Môn và Củ Chi, được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 1998, kế thừa, cập nhật vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2025 đã duyệt năm 2010.
Quy hoạch khu đô thị Tây Bắc được phê duyệt năm 1998 có diện tích 6.084 ha, việc thực hiện khu đô thị này khá chậm khiến nhiều khu vực ở huyện Củ Chi và Hóc Môn rơi vào cảnh dự án "treo" suốt nhiều năm.
TP. HCM kêu gọi đầu tư nhưng vì nhiều lý do, khu đô thị Tây Bắc đến nay chưa được triển khai theo quy hoạch.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.