Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sự thay đổi môi trường sống tự nhiên do tác động của con người đang gây ra những ảnh hưởng không đồng đều tại các quốc gia. Một báo cáo của World Bank cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Trước thách thức đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26, Việt Nam đã cùng nhiều nước cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050.
Đồng thời, theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 được Quốc hội thông qua, mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao với nền kinh tế vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Trong đó khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu.
Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những yếu tố quan trọng nhất của nền kinh tế xanh đó là đổi mới sáng tạo. “Chúng ta muốn đột phá thì điều đầu tiên là phải đi theo được những xu thế chung của thế giới. Đặc biệt là phải nắm chắc những cái cơ bản của sự dịch chuyển sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”, ông Phạm Phú Trường, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu GIBC; Chủ tịch, Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM (YBA) chia sẻ.
Việc đổi mới sáng tạo xanh không chỉ cần làm đủ tốt như việc phục vụ các yếu tố bảo vệ môi trường, mà còn cần phải làm đúng trong việc đổi mới sản phẩm, dịch vụ, quy trình, tiêu chuẩn, theo sát yếu tố nhu cầu và cạnh tranh trong thị trường.
“Các quốc gia đang chống lại biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra những luật chơi xanh, rào cản xanh để những công ty không đạt được tiêu chí này sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Đổi mới xanh là con đường duy nhất để sống sót, không chỉ cho con người mà là cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, ông Trường nói thêm.
Còn theo ông Chik Wai Chiew, Giám đốc điều hành Heritas Capital, Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á và có rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi địa chính trị mà Việt Nam đang là một trong những bên giành được nhiều thắng lợi nhất. Phát triển bền vững là đề tài được quan tâm nhất hiện nay và theo đó, Việt Nam là một trong những nơi hàng đầu có thể cho phần còn lại của khu vực thấy được phát triển bền vững nên được thực thi như thế nào.
Năm 2022, thống kê từ DealStreetAsia cho biết lượng vốn đầu tư cho các giải pháp công nghệ chống biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD, thể hiện sức quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, lượng vốn này vẫn còn rất nhỏ khi so sánh với nguồn đầu tư cho các loại hình công nghệ khác. Các giải pháp công nghệ chống biến đổi khí hậu từ Việt Nam hiện cũng chỉ thu hút 5.3% tổng lượng vốn cho lĩnh vực này tại khu vực.
Bởi vậy, các chuyên gia đều đồng tình rằng vẫn có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn "tài chính xanh" này, mục tiêu cho xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo xanh, bền vững và TP. HCM đang đứng trước khả năng có thể thực hiện điều đó.
Theo Nghị quyết 98 vừa được Quốc hội ban hành, TP. HCM được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển, tạo nhiều không gian để triển khai đổi mới sáng tạo làm điển hình cho cả nước. Trong đó, Thành phố được tạo điều kiện thí điểm cơ chế tài chính trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; sử dụng ngân sách Thành phố để khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông sang sử dụng năng lượng sạch; ưu tiên thu hút đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ năng lượng sạch; và đặc biệt là hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên thông qua chính sách ưu đãi thuế.
Chia sẻ về những cơ hội trên, TS Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM cho biết: “Với cách tiếp cận của lãnh đạo Thành phố ngày nay thì “Xanh” không chỉ có nghĩa là đi bảo vệ môi trường hay giải quyết các vấn đề xã hội, mà “Xanh” là lợi thế cạnh tranh của chúng ta trong phát triển kinh tế.”
TS Trương Minh Huy Vũ nhấn mạnh rằng, TP. HCM đã tăng trưởng nhanh trong 10 năm qua nhưng tốc độ tăng trưởng không còn như mong đợi ở mức hai con số nữa. Do đó Thành phố đã và đang chọn cách tiếp cập khác, hướng suy nghĩ khác trong một năm rưỡi phục hồi sau đại dịch COVID-19. Trong những cái khác đó, hai cái quan trọng nhất là “Xanh” và “Số”.
Theo ông, hiện nay Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Tuần Hoàn (ICED) thuộc Đại học Quốc Gia TP.HCM đang xây dựng lộ trình phát triển kinh tế xanh cho TP. HCM theo năm nguyên tắc: Lấy con người làm trung tâm; bám sát chiến lược hành động quốc gia; tích hợp vào các chiến lược, kế hoạch và chương trình hành động cụ thể; phối hợp nguồn lực trong và ngoài nước, nguồn lực công và tư; và dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí của khu vực và thế giới.
Và mới đây, đề án về định hướng phát triển công nghiệp TP. HCM đến năm 2030 do Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM đưa ra cũng xác định TP. HCM sẽ thí điểm chuyển đổi 5/17 khu công nghiệp theo hướng nhấn mạnh yếu tố xanh. TP. HCM cũng đang thực hiện thí điểm chương trình xây dựng khu vực Cần Giờ trở thành khu đô thị tiêu biểu net-zero (trung hòa carbon) đến năm 2030.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.