TP. HCM ước tính thu hàng chục nghìn tỷ đồng từ các dự án, tài sản liên quan đến nhà đất

Trần Lê - 19/10/2021 21:21 (GMT+7)

(VNF) - Theo Sở Tài chính TP. HCM, tình hình thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 75%. Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên thu ngân sách trong tháng 8 và 9 giảm sâu.

VNF
Hiện TP. HCM còn 13 dự án có thể giao đất thu tiền sử dụng đất; 4 khu đất có thể bán đấu giá; Ước tính thu 21.000 tỷ đồng ... (ảnh minh họa)

Hiện TP. HCM còn 13 dự án có thể giao đất thu tiền sử dụng đất trong năm 2021. Ngoài ra còn 4 khu đất có thể bán đấu giá; Ước tính có thể thu được 21.000 tỷ đồng từ nguồn thu này.

Đối với nhà công, đất công do các cơ quan đơn vị trên địa bàn TP. HCM đang quản lý, hiện thành phố còn hơn 400 địa chỉ nhà đất. Qua rà soát thì còn hơn 70 địa chỉ nhà đất có thể bán đấu giá quyền sử dụng đất. Từ đó đề nghị các địa phương rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong trường hợp thay đổi phương án xử lý, sắp xếp, địa phương cần báo cáo sớm cho Sở Tài chính.

Theo Sở Tài nguyên- Môi trường TP. HCM, hiện nay lượng hồ sơ mua bán tài sản gắn liền với đất trên địa bàn TP. HCM khá lớn. Dự báo từ đây đến cuối năm, có hơn 95.000 hồ sơ cần giải quyết. Dự kiến thu thuế khoảng 3.000 tỷ đồng từ hoạt động mua bán tài sản gắn liền với đất này.

Ngoài ra, liên quan đến đấu giá có 2 nhóm, đó là 4 lô đất đã được TP. HCM duyệt với giá khởi điểm là 5.300 tỷ đồng. Đối với quỹ nhà 3.790 căn, Hội đồng Nhân dân TP. HCM đã thông qua mức giá 14.738 tỷ đồng. Dự kiến tháng 12/2021 sẽ đấu giá để có nguồn thu từ quỹ nhà này.

Sở Tài nguyên- Môi trường đang rà soát lại có 28 dự án, dự kiến thu khoảng 16.500 tỷ đồng

Dự kiến, trong thời gian tới, Sở Tài chính tiếp tục tham mưu UBND TP. HCM làm việc với các Sở - ngành, có kế hoạch và phương án làm việc với Trung ương để hướng dẫn và hỗ trợ cho thành phố ổn định và cân đối ngân sách. Trước mắt, xem xét việc huy động nguồn lực thông qua phát hành trái phiếu; làm việc với Bộ Tài chính về chỉ tiêu huy động vốn trên thị trường nội địa ngay từ đầu năm 2022 …

Theo Sở Công Thương, dự kiến sẽ có khoảng 80 hợp đồng vay vốn với lãi suất ưu đãi được ký kết giữa 20 ngân hàng và 80 doanh nghiệp. Cùng với đó, Sở cũng tổ chức kết nối các ngân hàng thương mại đến từng ngành nghề với các gói hỗ trợ ưu đãi để doanh nghiệp lựa chọn theo nhu cầu.

Nhiệm vụ trong tâm thời gian tới, ngành Công Thương tiếp tục triển khai chương trình kích cầu đầu tư, xúc tiến mở rộng thị trường.

Tính đến thời điểm hiện tại, TP. HCM có 106 siêu thị, 77 (trên tổng số 234) chợ truyền thống hoạt động; dự kiến đến ngày 25/10 sẽ mở lại thêm 3 chợ truyền thống. Hiện có 4 quận - huyện chưa mở lại chợ truyền thống.

3 tháng cuối năm 2021, TP. HCM cần thêm khoảng 60.000 lao động, và quý I/2022 cần khoảng 120.000 – 140.000 lao động.

Cùng chuyên mục
Tin khác